II. PHẦN ĐỊA LÝ Bài 1. Hệ thống kinh, vĩ tuyến. Toạ độ địa lí. Bài 2. Bản đồ. Một số lưới kinh, vĩ tuyến. Phương hướng trên bản đồ. - Mục 1: Khái niệm bản đồ. - Mục 3: Phương hướng trên bản đồ. Bài 3. Tỉ lệ bản đồ. Tính khoảng cách thực tế dựa vào tỉ lệ bản đồ. - Mục 1: Tỉ lệ bản đồ. Bài 4. Kí hiệu và bảng chú giải bản đồ. Tìm đường đi trên bản đồ. - Mục 1: Kí hiệu và bảng chú giải bản đồ. Bài 6. Trái Đất trong hệ Mặt Trời. Bài 7. Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và hệ quả. - Mục 1: Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất. CÂU HỎI TỰ LUẬN Câu 1. Nêu hình dạng và kích thước của Trái Đất. Câu 2. Trình bày sự chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất.

1 câu trả lời

bài 1

  • Đường kinh tuyến gốc là đường kinh tuyến có kinh độ là 0 độ đi qua đài thiên văn Greenwich của Anh
  • Vĩ tuyến gốc là đường vĩ tuyến có vĩ độ 0 độ hay còn gọi là xích đạo.
  • Kinh tuyến tây là những kinh tuyến nằm bên trái kinh tuyến gốc
  • Kinh tuyến đông là những kinh tuyến nằm bên phải kinh tuyến gốc.
  • Vĩ tuyến bắc là những vĩ tuyến nằm từ xích đạo đến cực Bắc
  • Vĩ tuyến nam là những vĩ tuyến nằm từ xích đạo đến cực Nam

bài 2

1. Khái niệm bản đồ

Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một phần hay toàn bộ bề mặt Trái Đất lên mặt phẳng trên cơ sở toán học, trên đó đối tượng địa lí được thể hiện bằng các kí hiệu bản đồ.

2. Một số lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ thế giới.

- Muốn vẽ được bản đồ, người ta phải chuyển bề mặt cong của Trái đất lên mặt phẳng thông qua các phép chiếu.

- Các phép chiếu sẽ cho ra các đường lưới kinh, vĩ tuyến có hình dạng khác nhau.

3. Phương hướng trên bản đồ

- Muốn xác định phương hướng trên bản đồ, chúng ta dựa vào các đường kinh tuyến và vĩ tuyến.

- Đầu trên của các kinh tuyến chỉ hướng bắc, đầu dưới chỉ hướng nam.

- Đầu bên trái của các vĩ tuyến chỉ hướng tây, đầu bên phải chỉ hướng đông.

- Trên một số bản đồ không có hệ thống kinh vĩ tuyến, người ta sẽ vẽ mũi tên chỉ hướng bắc, ta dựa vào đó để xác định phương hướng trên bản đồ.

bài 3

* Tỉ lệ bản đồ được biểu hiện ở hai dạng :

+ Tỉ lệ số 

+ Tỉ lệ thước 

* Muốn tính các khoảng cách trên thực địa dựa vào tỉ lệ thước , chúng ta có thể làm như sau : 

- Đánh dấu khoảng cách giữa hai điểm vào cạnh một tờ giấy hoặc thước kẻ 

- Đặt cạnh tờ giấy hoặc thước kẻ đã đánh dấu dọc theo thước tỉ lệ và đọc trị số khoảng cách thước trên tỉ lệ .

- Nếu đo khoảng cách bằng compa thì đổi chiều khoảng cách đó với khoảng cách trên thước tỉ lệ, rồi đọc trị số.

* Muốn tính các khoảng cách trên thực địa dựa vào tỉ lệ số, chúng ta có thể làm như sau : 

- Khoảng cách thực tế bằng khoảng cách bản đồ chia cho tỉ lệ bản đồ. 

- Công thức:

KCTT = KCBĐ : TLBĐ

- Ví dụ: Từ khách sạn 52 đến cây xăng số 2 là 5,5cm tính trên bản đồ. Tỉ lệ bản đồ là 1:7500. Vậy khoảng cách thật sự là:

5,5 x 7500 = 41250 cm = 412,5m.

bài 4

Một số đối tượng địa lí được thể hiện bằng các loại kí hiệu: điểm, đường, diện tích:

  • Những đối tượng địa lí được biểu hiện bằng kí hiệu điểm: Cảng biển, sân bay, lúa, lạc, mía, cà phê, cao su, quế, trâu bò, lợn, thiếc, sắt, mangan, crom, cơ khí, vật liệu xây dựng, chế biến lâm sản.
  • Những đối tượng địa lí được biểu hiện bằng kí hiệu đường: Ranh giới quốc gia, ranh giới tỉnh, đường ô tô, đường sắt, hướng tấn công của quân ta...
  • Những đối tượng địa lí được biểu hiện bằng kí hiệu diện tích: Bãi tôm, bãi cá, vùng trồng lúa, vùng trồng cây công nghiệp,...

Câu hỏi trong lớp Xem thêm