I/ TRẮC NGHIỆM: Câu 1. Gió đã thổi căng phồng một cánh buồm. Gió đã tác dụng lên cánh buồm một lực nào trong số các lực sau: A. Lực căng. B. Lực hút. C. Lực kéo. D. Lực đẩy. Câu 2. Hai bạn An và Bình cùng đưa thùng hàng lên sàn ô tô ( An đứng dưới đất còn Bình đứng trên thùng xe). Nhận xét nào về lực tác dụng của An và Bình lên thùng hàng sau đây là đúng? A. An đẩy, Bình kéo B. An kéo, Bình đẩy C. An và bình cùng đẩy D. An và Bình cùng kéo. Câu 3. Khi viên bi đứng yên trên mặt sàn nằm ngang, các lực tác dụng lên bi là: A. Trọng lực của bi, lực do mặt sàn tác dụng lên bi và lực đẩy của tay. B. Trọng lực của bi và lực do mặt sàn tác dụng lên bi. C. Trọng lực của bi và lực đẩy của tay. D. Lực đẩy của tay. Câu 4. Đưa từ từ một cực của một thanh nam châm lại gần một quả nặng bằng sắt đang được treo trên một sợi chỉ tơ. Lực hút của nam châm đã gây ra sự biến đổi là A. quả nặng bị biến dạng. B. quả nặng dao dộng. C. quả nặng chuyển động lại gần nam châm. D. quả nặng chuyển động ra xa nam châm. Câu 5. Cho bình chia độ như hình vẽ. Giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của bình lần lượt là: A. 400 ml và 20 ml B. 200 ml và 20 ml C. 400 ml và 10 ml D. 400 ml và 0 ml Câu 6. Độ dài của chiếc bút chì trên hình vẽ là A. 7,8 cm B. 8 cm C. 7,7 cm D. 7,9 cm Câu 7. Dụng cụ không đo được thể tích của chất lỏng là A. Ca đong có ghi sẵn dung tích. B. Bình chia độ. C. Bình tràn. D. Xi lanh có ghi sẵn dung tích. Câu 8. Độ chia nhỏ nhất của thước là A. độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước. B. độ dài nhỏ nhất ghi trên thước. C. độ dài lớn giữa hai vạch chia bất kỳ trên thước. D. độ dài nhỏ nhất có thể đo được bằng thước. Câu 9. Trong các đơn vị đo dưới đây, đơn vị không dùng để đo độ dài là A. m B. cm C. dm2 D. mm Câu 10. Con số 250g được ghi trên hộp mứt Tết chỉ A. thể tích của hộp mứt. B. khối lượng của mứt trong hộp. C. sức nặng của hộp mứt. D. số lượng mứt trong hộp. Câu 11. Đơn vị đo lực là A. kilôgam. B. mét. C. mili lít. D. Niu-tơn. Câu 12. Trọng lượng của một vật là A. lực đẩy của vật tác dụng lên Trái đất. B. lực hút của Trái đất tác dụng lên vật. C. lực hút giữa vật này tác dụng lên vật kia. D. lực đẩy của Trái đất tác dụng lên vật. II/ TỰ LUẬN: Câu 13. Dùng các từ thích hợp như lực đẩy, lực kéo, lực hút, lực nén, lực uốn, lực nâng để điền vào các câu sau đây: a. Để nâng một tấm bêtông nặng từ mặt đất lên, cần cẩu đã phải tác dụng vào tấm bê tông một ................ b. Trong khi cày, con trâu đã tác dụng vào cái cày một...................... c. Con chim đậu vào một cành cây mềm, làm cho cành cây bị cong đi. Con chim đã tác dụng lên cành cây một........................ d. Khi một lực sĩ bắt đầu ném một quả tạ, lực sĩ đã tác dụng vào quả tạ một..................... Câu 14. Hãy mô tả một hiện tượng thực tế trong đó có hai lực cân bằng. Câu 15.Nêu những ví dụ về sự tác dụng của lực làm biến đổi chuyển động của vật, làm biến dạng vật. Câu 16. Em hãy nêu phương và chiều của trọng lực? Trọng lượng của vật liên hệ với khối lượng bởi hệ thức nào? Một vật có khối lượng 15kg thì có trọng lượng là bao nhiêu?

1 câu trả lời

1/ D. Lực đẩy.

2/ A. An đẩy, Bình kéo.

3/ B. Trọng lực của bi và lực do mặt sàn tác dụng lên bi.

4/ C. quả nặng chuyển động lại gần nam châm.

5/ BẠn chưa cho hình vẽ.

6/BẠn chưa cho hình vẽ luôn.

7/C. Bình tràn. 

8/ A. độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.

9/ C. dm2.

10/ B. khối lượng của mứt trong hộp.

11/ D. Niu-tơn.

12/ B. lực hút của Trái đất tác dụng lên vật.

13/

a)   Để nâng một tấm bê-tông nặng từ mặt đất lên, cần cẩu đã phải tác dụng vào tấm bê-tông một lực nâng 

b)  Trong khi cày, con trâu đã tác dụng vào cái cày một lực kéo.

c)   Con chim đậu vào một cành cây mềm, làm cho cành cây bị cong đi. Con chim đã tác dụng lên cành cây một lực uốn 

d)   Khi một lực sĩ bắt đầu ném một quả tạ, lực sĩ đã tác dụng vào quả tạ một lực đẩy.

14/

Ví dụ : Hai đội chơi kéo co, cùng kéo một sợi dây mà sợi dây vẫn đứng yên. Sợi dây chịu tác dụng của hai lực cân bằng.

15/ 

- Viên bi đang lăn xuống va chạm với lò xo làm biến đổi chuyển động.

- Dùng tay kéo dãn lò xo, lực mà tay tác dụng lên lò xo làm lò xo bị biến dạng.

16/ Phương và chiều của trọng lực là phương thẳng đứng, chiều hướng từ trên xuống dưới (hướng về Trái Đất). Một vật có khối lượng 15kg thì trọng lượng của vật là 150N