I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm): Hãy chọn đáp án đúng nhất Câu 1: Thực tiễn là động lực của nhận thức vì A. qua thực tiễn con người tự hoàn thiện mình. B. thực tiễn luôn vận động, luôn đặt ra yêu cầu mới cho nhận thức và thúc đẩy nhận thức phát triển. C. nhu cầu hoàn thiện khả năng nhận thức của con người. D. nhu cầu nhận thức thế giới khách quan của con người. Câu 2: Hoạt động nào không chỉ tạo ra của cải vật chất, đảm bảo cho sự tồn tại của xã hội mà còn thúc đẩy trình độ phát triển của xã hội? A. Sản xuất vật chất. B. Chính trị - xã hội. C. Nghiên cứu khoa học. D. Văn hóa. Câu 3: Câu nói của Hêraclít: “Không ai tắm hai lần trên cùng một dòng sông” bao hàm yếu tố nào? A. Chỉ là câu nói thông thường. B. Siêu hình. C. Biện chứng. D. Duy tâm. Câu 4: Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác, thực tiễn là hoạt động A. vật chất có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội. B. nhận thức thế giới khách quan của con người. C. cải tạo tự nhiên của con người. D. mang tính tập thể. Câu 5: Điểm giống nhau giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính? A. Đều là sự phản ánh trực tiếp, cụ thể, sinh động. B. Tìm ra được bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng. C. Đều là sự phản ánh gián tiếp, mang tính trừu tượng, khái quát. D. Đều mang lại cho con người những hiểu biết về sự vật, hiện tượng. Câu 6: Khẳng định nào sau đây là sai? A. Cây cầu không vận động. B. Xã hội không ngừng vận động. C. Dòng sông đang vận động. D. Trái đất không đứng im. Câu 7: Sự vật, hiện tượng nào sau đây không phải do con người sáng tạo ra? A. Kinh thành Huế. B. Kim tự tháp Ai Cập. C. Vịnh Hạ Long. D. Thánh địa Mỹ Sơn. Câu 8: Luận điểm: “Sự phát triển là một cuộc “đấu tranh” giữa các mặt đối lập” của V. I. Lê-nin muốn nói đến nội dung nào của sự phát triển? A. Nội dung của sự phát triển. B. Nguyên nhân của sự phát triển. C. Hình thức của sự phát triển. D. Điều kiện của sự phát triển. Câu 9: "Lí luận mà không liên hệ với thực tiễn là lí luận suông". Câu nói này của Bác thể hiện vai trò nào của thực tiễn đối với nhận thức? A. Là động lực của nhận thức. B. Là mục đích của nhận thức C. Là tiêu chuẩn của chân lí. D. Là cơ sở của nhận thức. Câu 10: Quan điểm nào dưới đây là đúng khi nói về vận động? A. Vận động luôn tách rời vật chất. B. Vận động là mọi sự biến đổi nói chung. C. Vận động là sự thay đổi vị trí nói chung. D. Vận động là tương đối, đứng im là tuyệt đối. Câu 11: Trong các kết luận sau đây, kết luận nào là sai? A. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí. B. Thực tiễn là động lực của nhận thức. C. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức. D. Thực tiễn là đòn bẩy của nhận thức. Câu 12: Để đảm bảo cho sự tồn tại, thế giới vật chất phải luôn luôn A. cân bằng. B. phát triển. C. vận động. D. ổn định. Câu 13: Lịch sử xã hội loài người được hình thành khi họ biết A. trồng trọt. B. chăn nuôi. C. tìm ra lửa. D. chế tạo ra công cụ lao động. Câu 14: Mặt đối lập của mâu thuẫn là A. những khuynh hướng khác biệt nhau, không có quan hệ nào với nhau. B. những mặt khác nhau của sự vật và hiện tượng. C. những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm,... phát triển theo những chiều hướng trái ngược nhau. D. những yếu tố trái ngược nhau bất kì của sự vật, hiện tượng. Câu 15: Thế giới quan duy vật có quan điểm như thế nào về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức? A. Vật chất và ý thức cùng xuất hiện và không có mối quan hệ với nhau. B. Ý thức và vật chất cùng xuất hiện và có mối quan hệ với nhau. C. Ý thức có trước, vật chất có sau, ý thức quyết định vật chất. D. Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức. Câu 16: Sự biến đổi về lượng của sự vật và hiện tượng diễn ra một cách A. chậm dần. B. nhanh chóng. C. dần dần. D. đột biến.

2 câu trả lời

`1. B`
`2. A`
`3 . C`
`4. A`
`5 .D`
`6 . A`
`7 . C`
`8. B`
`9. B`
`10. B`
`11. D`
`12. C`
`13 .D`
`14 . C`
`15 .D`
`16. C`

Câu hỏi trong lớp Xem thêm