- hơn 1000 năm đấu tranh giành độc lập, tổ tiên ta đã để lại những gì ? là học sinh em cần làm gì để bảo vệ thành quả đó - theo em sự thất bại của Lí Nam Đế có phải là sự sụp đổ của nước Vạn Xuân không ? Tại sao - Việc suy tồn Trưng Trắc lên làm vua có ý nghĩa gì ? - tại sao người Hán đặt biệt chú trọng đánh vào thuế muối và thuế sắt

2 câu trả lời

1. Hơn 1000 năm đấu tranh giành độc lập, tổ tiên ta đã để lại :

- Lòng yêu nước

- Tinh thần đấu tranh bền bỉ vì độc lập dân tộc

- Ý thức vươn lên, bảo vệ nên văn hóa dân tộc

Học sinh chúng ta cần phải học thật tốt, thật nhiều để biết thêm về lịch sử dân tộc và tuyên truyền bảo vệ, phát huy những giá trị văn hóa mà cha ông đã xây dựng.

2. Thất bại của Lý Nam Đế không phải là sự sụp đổ của nước Vạn Xuân, vì:

- Lực lượng của Lý Thiên Bảo (anh trai Lý Nam Đế), Lý Phật Tử (một người trong họ và là tướng của Lý Nam Đế) đã đem một cánh quân lui về Thanh Hóa, chờ đợi thời cơ tiếp tục kháng chiến.

- Lực lượng của Triệu Quang Phục (con của Triệu Túc) vẫn còn ở Hưng Yên. Được Lý Nam Đế trao quyền chỉ huy cuộc kháng chiến, nhân dân ta vẫn tiếp tục chiến đấu dưới sự lãnh đạo của Triệu Quang Phục.

3. Việc suy tồn Trưng Trắc có ý nghĩa:

- Khẳng định đất nước ta có chủ quyền, có vua, đem lại quyền lợi cho nhân dân

- Tạo nên sức mạnh để chiến thắng quân xâm lược

4.

- Đánh nặng thuế sắt là để nhân dân ta không có đủ cơ hội để sản xuất vũ khí chống lại chúng.

- Đánh nặng thuế muối là vì muốn nhân dân ta cơ thể ốm yếu, ngu dốt, lạc hậu giúp thi hành chính sách ngu dân để dễ bề cai trị, vì muối là thành phần thiết yếu và quan trọng trong bữa ăn.

 

Hơn 1000 năm đấu tranh giành độc lập, tổ tiên ta đã để lại :

    -Lòng yêu nước nồng nàn .

   -Tinh thần đấu tranh bền bỉ vì đọc lập của đất nước .

   _Ý thức vươn lên để bảo vệ nền văn hóa của dân tộc .

  +Theo em ,sự thất bại của Lý Nam Đế  không phải là sự sụp đổ của nước Vạn Xuân vì 

Lực lượng của Triệu Quang Phục  vẫn  ở Hưng Yên và còn được  Lý Nam Đế trao quyền chỉ huy cuộc kháng chiến, nhân dân ta vẫn tiếp tục chiến đấu.

Lực lượng của Lý Thiên Bảo , Lý Phật Tử  đã đem một cánh quân lui về Thanh Hóa, chờ đợi thời cơ để có thể tiếp tục kháng chiến.

Đánh  nặng là để nhân dân ta không có đủ cơ hội để sản xuất vũ khí chống lại chúng và đánh nặng vào thuế muối  là vì chúng  muốn nhân dân ta cơ thể ốm yếu, ngu dốt và lạc hậu để có thể thi hành chính sách ngu dân để dễ bề cai trị, vì muối vô cùng quan trọng trong bữa ăn hàng ngày .

Việc suy tồn Trưng Trắc lên làm vua có ý nghĩa khẳng định nước ta có vua có chủ quyền ,có lợi cho kháng chiến .