Hiện tượng động đất, núi lửa và sức phá hoại của các tai biến thiên nhiên này và cách phòng tránh?(Khái niệm, nguyên nhân, biểu hiện, hậu quả, giải pháp)
2 câu trả lời
Hiện tượng động đất, núi lửa và sức phá hoại của các tai biến thiên nhiên này và cách phòng tránh?(Khái niệm, nguyên nhân, biểu hiện, hậu quả, giải pháp).
I)Động đất.
1)Khái niệm:
1.1)Động đất:
-Động đất là sự rung động của trái đất, nó được gây nên bởi chùm tia sóng địa chấn lan tỏa từ một vùng nguồn nào đó do quá trình giải tỏa nhanh năng lượng đàn hồi tạo nên.Nói cách khác: Động đất là sự giải phóng nhanh của năng lượng đàn hồi được tích lũy tại một điểm nào đó bên trong trái đất.
1.2)Nguyên nhân:
-Động đất hay Địa chấn là sự rung chuyển trên bề mặt Trái Đất do kết quả của sự giải phóng năng lượng bất ngờ ở lớp vỏ Trái Đất và phát sinh ra sóng địa chấn.Động đất được gây ra chủ yếu là do vỡ các đứt gãy địa chất mà còn do các sự kiện khác như hoạt động núi lửa, lở đất, vụ nổ mìn và thử hạt nhân.
1.3)Biểu hiện:
-Ở bề mặt Trái Đất, các trận động đất biểu hiện bằng cách rung chuyển và di chuyển hoặc phá vỡ mặt đất. Khi tâm chấn của một trận động đất lớn nằm ngoài khơi, đáy biển có thể bị dịch chuyển đủ để gây ra sóng thần. Động đất cũng có thể kích hoạt lở đất và hoạt động núi lửa.
1.4)Hậu quả:
-Động đất lớn có thể gây thiệt hại trầm trọng về tài sản và nhân mạng bằng nhiều cách. Tác động trực tiếp của trận động đất là rung cuộn mặt đất, thường gây ra nhiều thiệt hại nhất. Tác động thứ cấp của động đất là kích động lở đất, lở tuyết, sóng thần, nước triều giả, vỡ đê.
1.5)Giải pháp:
a. Trước khi xảy ra động đất:
- Dự trữ nước uống, đồ ăn đóng hộp, đèn pin, pin, radio, bông băng, thuốc chữa bệnh thông thường, thay đổi khi hết hạn sử dụng;
- Không đặt các vật nặng lên giá đỡ cao; không đặt giường ngủ sát cửa kính;
- Những vật dụng trong nhà dễ ngã đổ, rơi xuống, nên được gắn chặt vào tường nhà để khi lung lay cũng không rơi xuống đất gây thương tích;
- Các đồ đạc nặng như kệ sách, tủ, chén bát…. nên đặt xa khỏi các cửa ra vào, các nơi thường lui tới để khi ngã đổ vẫn không chắn lối ra và nên gắn chặt vào tường nhà;
- Những người sống ở chung cư nắm vững lối thoát hiểm;
- Theo dõi thông báo và chỉ dẫn của cơ quan phòng chống thiên tai và cứu hộ, cứu nạn.
b. Khi xảy ra động đất:
- Nếu động đất xảy ra khi đang ở trong nhà, ngay lập tức chui xuống gầm bàn hay gầm giường để tránh các vật rơi xuống đầu và nếu nhà sập vẫn có không khí để thở. Nếu không có gầm bàn thì chạy đến góc phòng mà đứng, không chạy ra khỏi nhà khi có chấn động do động đất gây ra. Sau khi chấn động ngừng mới rời khỏi phòng, nhà nếu cần;
- Khi di chuyển ra khỏi nhà cao tầng không chạy vào thang máy đề phòng mất điện bất ngờ, đồng thời lấy các vật che trên đầu như gối, cặp sách, cặp tài liệu;
- Nếu động đất xảy ra khi đang ở ngoài đường thì phải lánh nạn ở những bãi đất trống, chạy tránh xa các tòa nhà cao ốc, tường cao, cây to và đường dây điện để tránh sập đổ;
- Nếu động đất xảy ra khi đang ở gần bờ biển thì phải đề phòng sóng thần do động đất xảy ra ở đáy biển;
- Sau chấn động đầu tiên thường có thời gian yên tĩnh, sau đó mới có chấn động mới, do đó không nên hoảng sợ. Chấn động mới có thể xảy ra sau vài phút, vài giờ thậm chí sau vài ngày tùy thuộc động đất mạnh hay yếu.
II)Núi lửa.
1)Khái niệm.
1.1)Núi lửa:
-Núi lửa là một vết đứt gãy trên lớp vỏ của một hành tinh, như là Trái Đất cho phép dung nham, tro núi lửa, và khí thoát ra từ một lò magma ở dưới bề mặt.
1.2)Nguyên nhân:
-Núi lửa được hình thành là do nhiệt độ bên dưới lớp bề mặt Trái Đất rất nóng, càng vào sâu trong tâm Trái Đất, nhiệt độ càng tăng cao. Ở độ sâu khoảng 20 dặm trong lòng đất nhiệt độ có thể lên đến 6000 độ C, có thể làm tan chảy mọi thứ kể cả các loại đá cứng.
Khi đá được đun nóng và tan chảy, chúng sẽ giãn nở ra, do đó cần phải có nhiều không gian hơn. Ở một số khu vực trên Trái Đất, các dãy núi liên tục được nâng lên cao hơn. Áp suất ở phía dưới nó không lớn nên hình thành một hồ chứa đá nóng chảy hay còn gọi là mắc ma được hình thành bên dưới.
Đá nóng chảy liên tục được đẩy lên phía trên và kết quả là những ngọn núi liên tục tăng về độ cao. Khi áp lực của các dòng chảy mắc ma cao hơn cộng với áp lực tạo bởi lớp đất đá bên trên, dòng magma phun trào lên trên qua miệng núi gây ra hiện tượng núi lửa phun trào.
Trong quá trình núi lửa phun trào, khí ga nóng và các chất thể rắn khác cũng bị hất tung lên không trung. Những chất được phun trào ra từ miệng núi lửa sẽ rơi xuống tràn trên sườn núi và chân núi, hình thành một ngọn núi hình nón.
1.3)Biểu hiện:
-Các hoạt động địa chấn (động đất và rung chấn) luôn xảy ra khi các ngọn núi lửa thức giấc và chuẩn bị phun trào, và cũng là một hiện tượng liên kết rất quan trọng đối với phun trào núi lửa.
Phần nhiều núi lửa có biểu hiện gia tăng hoạt động địa chấn trước khi phun trào. Dẫu vậy một số núi lửa thường có hoạt động địa chấn ở cấp thấp, nhưng mức tăng địa chấn vẫn có thể cho thấy khả năng xảy ra vụ phun trào. Các loại động đất xảy ra và nơi chúng bắt đầu và kết thúc cũng là những dấu hiệu quan trọng. Địa chấn núi lửa thường có ba dạng chính: động đất chu kỳ ngắn, động đất chu kỳ dài, và rung chấn điều hòa.
Các biểu hiện địa chấn rất phức tạp và thường khó diễn giải. Tuy nhiên sự tăng hoạt động địa chấn là một chỉ báo tốt về tăng nguy cơ phun trào, đặc biệt nếu các sự kiện chu kỳ dài trở nên trội hơn và các giai đoạn của sự xuất hiện của sóng hài.
1.4)Hậu quả:
-Gây cháy rừng, làm biến đổi môi trường sinh thái, suy giảm tài nguyên sinh học của vùng bị ảnh hưởng, tăng tính nhạy cảm của những thiên tai nguy hiểm như: lũ lụt, lở đất, sói mòn.Các núi lửa hoạt động dưới hoặc xung quanh biển có thể gây nên những con sóng cao khủng khiếp, gọi là sóng thần.
1.5)Giải pháp:
a)Trước khi núi lửa phun trào
- Lên kế hoạch trước. Chuẩn bị sẵn vật dụng,
thức ăn và nước dùng trong trường hợp
khẩn cấp.
- Hoạch định đường di tản cách xa rcác con
sông hay suối mà có thể chuyên chở dòng
chảy bùn và đất đá vỡ.
- Luôn để sẵn một máy nghe đài chạy bằng
pin.
- Nếu có dự báo phun trào, theo dõi đài hay
ti-vi để biết thông tin di tản. Làm theo lời
khuyên của các nhà chức trách.
b)Sau khi núi lúi phun trào
- Không đến gần khu vực phun trào.
- Ở trong nhà và tránh các khu vực nằm trong
hướng gió nếu có dự báo phun tro.
- Di tản nếu được các nhà chức trách khuyên
như vậy.
- Phải biết vị trí các kênh sông và suối khi di
tản.
- Di chuyển tới chỗ đất cao hơn nếu bùn chùi
đang đến gần.
- Theo các biển báo hướng dẫn di tản được
dựng dọc theo các con đường và xa lộ.
- Khi ở ngoài, đeo mặt nạ sử dụng một lần
(dùng một lần). Nhớ rằng những mặt nạ
này không vừa với trẻ em nhỏ. (Lưu ý:
mặt nạ có thể làm cho thở khó hơn đối
với những người bị các bệnh hô hấp.)
Những người có nguy cơ nhiều nhất phải
giới hạn các hoạt động ngoài trời. Giữ trẻ
em và thú cưng trong nhà.
- Nếu bạn bị bệnh suyễn hay bệnh hô hấp
khác - hay có con bị bệnh suyễn- hãy chú
ý các triệu chứng chẳng hạn như thở khò
khè và ho, hoặc các triệu chứng trầm
trọng hơn như đau ngực hay nghẹt thở,
thiếu hơi và mệt lả. Ở trong nhà và tuân
theo kế hoạch điều trị bệnh suyễn của
bạn. Liên hệ với bác sĩ nếu bạn bị khó
thở.
-Thay thiết bị lọc lò sưởi dùng một lần hay
thường xuyên lau sạch thiết bị lọc lò sưởi
cố định.
- Nếu bạn đeo kính sát tròng, bảo vệ mắt bằng
cách đeo kính gọng hay kính bảo hộ hoặc
bằng cách tháo kính sát tròng ra.
- Nếu bạn thấy tro trong nước uống của mình,
sử dụng nguồn nước uống khác chẳng hạn
như nước đóng chai mua sẵn.
- Bịt hai đầu các ống dẫn thoát nước.
- Bảo vệ thiết bị điện tử nhạy cảm với bụi.
- Giữ cho mái nhà không có tro bám quá 4
inch.
- Cởi trang phục khoác ngoài trước khi bước
vào một cao ốc.
- Rửa rau trồng trong vườn trước khi ăn.
- Giảm thiểu việc đi lại - tro có thể gây hư hại
cho xe của bạn.
- Thường xuyên thay dầu nhớt và các bộ phận
lọc khí trong xe của bạn.
c)Nếu có phun tro trong khu vực của bạn:
- Hãy bảo vệ phổi của bạn. Trẻ em, người cao tuổi và
những người bị các bệnh hô hấp như suyễn, viêm
phế quản, khí thũng (tràn khí) hay các bệnh tim phổi
mãn tính khác đặc biệt phải cẩn trọng tránh hít thở
tro. Nếu có tro:
- Hãy ở trong nhà. Đóng cửa ra vào, cửa sổ và lá
chắn gió. PĐặt khăn ẩm ở ngưỡng cửa ra vào và
những chỗ khác có gió lùa.
XIN HAY NHẤT Ạ VÀ CHÚC BẠN HỌC TỐT.
MONG BẠN HIỂU BÀI TUY BÀI LÀM HƠI DÀI Ạ.
#MINHTHANHHOABAC#.
Khái niệm
Động đất là sự rung chuyển trên bề mặt Trái Đất . Hoạt động địa chấn của một khu vực là tần suất, loại và kích thước của trận động đất trải qua trong một khoảng thời gian.Vệ tinh có cấu tạo với lớp vỏ ngoài rắn như Trái Đất.
Động đất xảy ra luôn mang lại những thiệt hại không mong muốn cho con người. Chúng ta thấy rằng khi một cơn địa chấn đi qua nó sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng.
biểu hiện
Nếu thấy mực nước sông, hồ rút bớt bất thường hoặc tràn mà không có trận mưa lớn nào trong thời gian đó, thì đó là dấu hiệu có sự biến động. Nếu bạn nhận thấy một sự điềm tĩnh bất thường trong bầu khí quyển, nó sẽ là dấu hiệu của việc biến đổi khí hậu lạ, rất có thể, một trận động đất .
giải pháp
Dự trữ nước và thực phẩm
Nâng cao sức chống chịu cho ngôi nhà của bạn trong tình huống động đất
Tham gia vào khóa huấn luyện ứng phó với thảm họa
Thảo luận với gia đình bạn về sự chuẩn bị sẵn để ứng phó với thảm họa
Khái niệm
Khi đá được đun nóng và tan chảy, chúng giãn nở ra, do đó cần nhiều không gian hơn. ... Khi áp lực của các dòng chảy mắc ma cao hơn áp lực tạo bởi lớp đá bên trên, dòng mắc ma phun trào lên trên qua miệng núi và tạo thành núi lửa.
hậu quả
Gây cháy rừng, làm biến đổi môi trường sinh thái, suy giảm tài nguyên sinh học của vùng bị ảnh hưởng, tăng tính nhạy cảm của những thiên tai nguy hiểm
giải pháp
- Phác thảo kế hoạch liên lạc trong trường hợp khẩn cấp.
- Xác định các vị trí gặp mặt trong trường hợp khẩn cấp.
- Thảo luận các kế hoạch với người nhà.
- Xem xét những tác động về tài chính.
nguyên nhân
Núi lửa là một vết đứt gãy trên lớp vỏ của một hành tinh, như là Trái Đất cho phép dung nham, tro núi lửa, và khí thoát ra từ một lò magma ở dưới bề mặt.
Núi lửa trên Trái Đất xảy ra vì lớp vỏ của nó được chia thành 7 mảng kiến tạo lớn, cứng rắn nổi trên lớp phủ nóng hơn và mềm hơn.