Hiện nay tình trạng trẻ em lang thang cơ nhỡ ở các đô thị thành phố ngày càng nhiều một số em đã bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội theo em cần có những giải pháp nào để giúp các em có công việc làm ổn định và hạn chế các tình trạng trên
2 câu trả lời
1. Trẻ em lang thang cơ nhỡ là gì?
Trẻ em lang thang cơ nhỡ là những đứa trẻ tham gia vào hoạt động kiếm sống trên đường phố, từ ăn xin, đánh giày tới bán dạo,… Đa số những trẻ này thực hiện những công việc trên để góp phần vào kinh tế gia đình và sẽ về nhà vào cuối ngày. Trẻ em lang thang cơ nhỡ thuộc nhóm này có thể vẫn được đến trường nhưng so sự khó khăn về kinh tế, cuối cùng có thể cuộc sống các em lựa chọn sẽ gắn với đường phố thường xuyên hơn.
Có khái niệm khác lại cho rằng trẻ em lang thang, trẻ em đường phố, trẻ em cơ nhỡ hay trẻ bụi đời là những đứa trẻ thực tế sống tại các đường phố hoặc bên ngoài gia đình. Các em không có liên hệ với gia đình hoặc có nhưng rất lỏng lẻo và không được duy trì thường xuyên.
Nhưng dù theo định nghĩa nào thì cuộc sống của các trẻ em này đều gắn với đường phố và những nguy cơ kèm theo. Đa số các trẻ em lang thang cơ nhỡ có độ tuổi từ 5 tới 17 tuổi. Số lượng trẻ lang thang cơ nhỡ ở các thành phố không giống nhau, thường tập trung ở những thành phố lớn.
2. Những nguy cơ với trẻ em lang thang cơ nhỡ
Cuộc sống trên đường phố có nhiều nguy cơ đối với trẻ em lang thang cơ nhỡ. Các em phải hàng ngày đối mặt với những vấn đề như thiếu ăn, bệnh tật, bị kì thị, xa lánh, bị lạm dụng sức lao động hay thậm chí nguy hiểm hơn là bị rủ rê nghiện ngập hoặc bị xâm hại. Nghiên cứu trên trẻ lang thang cơ nhỡ tại thành phố Hồ Chí Minh cho thấy có đến hơn 98% các em đã từng thử một hoặc nhiều các chất kích thích, chất gây nghiện như rượu bia hay thuốc lá, các loại heroin hay methamphetamine (đá) hoặc các loại tân dược. Đau lòng hơn, có tới 92,5% trẻ lang thang cơ nhỡ đã từng bị xâm hại tình dục mà thậm chí có em còn không biết mình bị xâm hại. Điều này gây những tổn thương lớn và lâu dài cả về thể chất lẫn tinh thần.
Thiếu kiến thức, thiếu thông tin để bảo vệ chính mình, không nơi nương tựa, không người sẻ chia, không biết những dịch vụ trợ giúp, hầu hết các em đều chọn giải pháp là im lặng khi bị lạm dụng hoặc xâm hại. Có những em vì mưu sinh mà chấp nhận việc bị lạm dụng. Sử dụng chất gây nghiện cũng khiến các em có nguy cơ mắc những bệnh nguy hiểm như viêm gan B, bệnh viêm gan C hay HIV cũng như những tổn thương tâm lý nặng nề.
3. Cần chung tay bảo vệ thế hệ tương lai
Ở độ tuổi của các trẻ em lang thang cơ nhỡ, lẽ ra các em phải được đến trường, được vui chơi, được học tập và có một tuổi thơ đúng nghĩa. Nhưng thay vì đó, các em phải hàng ngày sống trên đường phố với nhiều nguy cơ có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Vậy chúng ta có thể làm gì để trẻ em lang thang cơ nhỡ có được cuộc sống như các em mơ ước và giảm thiểu tình trạng này?
Có lẽ biện pháp tốt nhất hiện nay cho tình trạng trẻ em lang thang cơ nhỡ hiện nay đó là sự phối hợp giữa những tổ chức phi chính phủ trong trợ giúp trẻ em và Nhà nước để thực hiện những dự án trợ giúp các em. Những dự án, hoạt động trợ giúp này phải nhằm giúp trẻ về lại gia đình, tái hòa nhập cộng đồng và quay lại trường học, hoặc hỗ trợ các em không thể về gia đình học tập, học nghề,..
Để giúp đỡ trẻ em lang thang cơ nhỡ được hiệu quả nhất thì cần sự phối hợp của nhiều ban ngành, từ những tổ chức phi chính phủ, các cơ quan nhà nước đến các đơn vị tư nhân, các tổ chức nghiên cứu. Sự chung tay cùng nhau sẽ hiệu quả hơn giúp đỡ đơn lẻ, giúp các em có cơ hội có cuộc sống tốt đẹp hơn.
Trẻ em lang thang cơ nhỡ hàng ngày phải đối mặt với nhiều nguy hiểm, sự lạm dụng về cả thể chất lẫn tinh thần,… Cần lắm sự chung tay của cộng đồng để các em được học tập, được vui chơi và phát triển toàn diện.
- Em cần có những giải pháp:
+ Tìm những công việc phù hợp với lứa tuổi của các bạn
+ Giúp đỡ các bạn nếu các bạn gặp khó khăn
+ Tạo điều kiện để các bạn có thể đi học
+ Nếu các bạn đã bị lôi kéo vào tệ nạn xã hội thì sẽ thuyết phục và khuyên nhủ các bạn nên bỏ các tệ nạn đó
+ Mở các trường giáo dưỡng để nuôi dạy các bạn