Hãy xác định tác dụng của các Biện Pháp Tu Từ trong các câu sau: 1. Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng 2. Con kiến mà leo cành đa Leo phải cành cụt leo ra leo vào Con kiến mà leo cành đào Leo phải cành cụt leo vào leo ra

2 câu trả lời

1) -  nói giảm nói tránh "thăm". 

-> Tác dụng : giới thiệu việc nhà thơ ra viếng lăng Bác đồng thời cho thấy tình cảm kính yêu của tác giả đối với Bác Hồ. 

- phép ẩn dụ: "hàng tre"

-> Tác dụng: Tăng sức gợi hình gợi tả cho bài thơ đồng thời cho thấy sức sống bền bỉ , mạnh mẽ của hàng tre cũng là sức mạnh đoàn kết của nhân dân Việt Nam ta.

2)

- Điệp ngữ: con kiến, leo, cành.

-> Tác dụng: Tăng sức gợi hình gợi tả cho đoạn thơ đồng thời nhấn mạnh sự vật, hành động của con kiến, sự vất vả của loài kiến cũng như sự cơ cực của người nông dân.

1) Sử dụng  nghệ thuật nói giảm nói tránh "thăm". 

Tác dụng : câu thơ với cách xưng hô "con- bác " thân mật kết hợp với cách nói giảm nói tránh đã vừa ngụ ý giới thiệu việc nhà thơ ra viếng lăng Bác, vừa cho thấy tình cảm kính yêu của tác giả đối với Bác Hồ

Sử dụng thán từ " Ôi" kết hợp với thành ngữ  và phép ẩn dụ  " hàng tre ''

Tác dụng : Nhấn mạnh và làm nổi bật sức sống bền bỉ , mạnh mẽ của hàng tre hay đó cũng là sức mạnh đoàn kết, tinh thần quật cường, phẩm chất ngay thẳng của nhân dân Việt Nam ta.

2)  Nghệ thuật điệp cấu trúc " con kiến mà leo.....leo phải cành cụt leo ra leo vào "

Tác dụng : Nhấn mạnh đối tượng , hành động .... của bài thơ, sự bết tắc của sự việc.