Hãy viết về một thói xấu trong ngày Tết ở quê em bằng một đoạn văn(chủ đề: uống quá nhiều rượu bia)
2 câu trả lời
Uống rượu từ lâu đã trở thành thói quen sinh hoạt của người dân. Song việc lạm dụng chúng trong bữa ăn hàng ngày hay liên hoan, tiệc gây tác hại rất lớn cho sức khỏe con người. Đây cũng là một trong những trở ngại đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Thời gian gần đây, những vi phạm về luật giao thông có biểu hiện diễn biến phức tạp, trong đó nguyên nhân liên quan rượu, bia được các chuyên gia đánh giá khá nghiêm trọng. Đặc điểm của người điều khiển phương tiện sau khi uống rượu, bia thường là chạy tốc độ cao, lạng lách, không làm chủ được tay lái, phán đoán và xử lý tình huống kém. Do đó, say rượu bia thường có liên quan mật thiết với việc vi phạm tốc độ, tránh, vượt sai quy định, đi sai phần đường... Thực tế, số người không tự kiểm soát được hành động của mình sau khi uống bia rất lớn. Theo nhiều chuyên gia y tế, với nồng độ cồn ở mức 0,05mg/1l khí thở, người uống đã bị giảm sút suy nghĩ và bị kích động nhẹ, nói nhiều; 0,1mg/1l khí thở, gặp khó khăn trong việc cầm nắm, đi lại vụng về; 0,2mg/1l khí thở, dễ bị ức chế, dễ giận dữ, đi lại loạng choạng. Nếu cao hơn nữa, tùy mức độ, người uống có thể bị lú lẫn, không nhận thức được mọi việc diễn ra xung quanh… Số người bị tai nạn, thậm chí bị chấn thương sọ não do điều khiển phương tiện sau khi sử dụng rượu, bia luôn ở mức đáng báo động. Luật giao thông đường bộ quy định: cấm hoàn toàn việc sử dụng rượu bia đối với lái xe ôtô khi tham gia giao thông và hạn chế đến mức rất thấp nồng độ cồn trong máu đối với người đi xe gắn máy. Đồng thời, nghị định 34 cũng quy định rõ mức xử phạt tăng nặng đối với hành vi điều khiển phương tiện tham gia giao thông có nồng độ cồn, cụ thể: phạt 4-6 triệu đồng đối với người điều khiển phương tiện có nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100ml máu hoặc 0,4 mg/1l khí thở; phạt từ 2 đến 3 triệu đồng với người có nồng độ cồn vượt quá 50-80 mg/100ml máu hoặc 0,25-0,4 mg/1l khí thở. Để ngăn chặn, hạn chế tình trạng này, trước hết các ngành chức năng phải tổ chức tuyên truyền sâu rộng để người dân hiểu được tác hại, ảnh hưởng của rượu, bia khi điều khiển phương tiện giao thông; tiến hành dần từng bước việc phổ biến quy định của pháp luật về nồng độ cồn. Đồng thời, cơ quan chức năng cũng nên tuyên truyền mức xử phạt đối với những vi phạm nhằm tạo ra sự chuyển biến về nhận thức trong cộng đồng. Ngoài ra, các cơ quan chức năng còn được bổ sung lực lượng, trang thiết bị đo nồng độ cồn, kiểm tra và xử lý nghiêm vi phạm. Nhiều tỉnh thực hiện tốt việc tuyên truyền, nâng cao ý thức, tổ chức tuyên truyền sâu rộng để người dân hiểu được tác hại, ảnh hưởng của rượu, bia khi điều khiển phương tiện giao thông; tiến hành dần từng bước việc phổ biến quy định của pháp luật về nồng độ cồn nhằm tạo ra sự chuyển biến về nhận thức trong cộng đồng. Bên cạnh chế tài, xử phạt nghiêm khắc, công tác giáo dục nên kết hợp với tuyên truyền rộng rãi để từ đó giúp người dân hiểu và tự nguyện “Nói không với rượu, bia khi điều khiển các phương tiện giao thông”. “Rượu bia với an toàn giao thông” là một trong những chủ đề tuyên truyền được hợp phần Nâng cao nhận thức thuộc dự án tăng cường An toàn giao thông trên các quốc lộ phía Bắc Việt Nam đẩy mạnh. Chương trình được phổ biến tại 10 tỉnh phía Bắc gồm Hà Nội, Thái Nguyên, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình từ đầu năm đến nay. Theo ghi nhận từ các điều phối viên của dự án, chủ đề được người dân rất quan tâm và đánh giá là nội dung thiết thực, đặc biệt có vai trò quan trọng trong việc an toàn giao thông cho mọi người. Trong buổi tuyên truyền tại hiện trường của tỉnh Bắc Ninh, vào ngày 26 và 27/12, Điều phối viên Phạm Văn Chung - người trực tiếp thực hiện buổi tuyên truyền này cho biết: “Nhiều người dân không biết lái xe ôtô không được có nồng độ cồn trong người. Đông người xin thêm tài liệu của chúng tôi về để cho gia đình cùng nghiên cứu”. Việc giữ gìn trật tự an toàn giao thông nói chung và trên các tuyến quốc lộ huyết mạch nói riêng, ngoài nhiệm vụ của các cơ quan chức năng thì ý thức của người dân cũng đóng vai trò quan trọng.
Ở quê em,mỗi khi tết xuân về thì các gia đình cùng sum họp lại để ăn uống,chúc Tết nhau...,những ý đó đều tốt,nhưng đến Tết những người đàn ông lại có thói quen xấu là uống rượu bia.Những nguy cơ tiềm ẩn khi Uống rượu bia quá nhiều làm cho hư dạ dày vì trong đó có chất cồn,xảy ra các vụ tai nạn giao thông làm cho thiệt hại về người và tài sản khi uống rượu bia,chửi bới làm ảnh hưởng tới những người xung quanh,làm cho cái tết đầy đau thương, mất mát.Vì vậy,các bạn hãy không khuyên ông,bố của mình hãy uống ít rượu bia để tết này được nguyên vẹn,vui vẻ hơn