hãy trình bày hoạt động Kinh tế chính của các vương quốc phong kiến đông nam Á từ thế kỉ VII đến thế kỉX
2 câu trả lời
-Trên nền tảng của các quốc gia sơ kì, kinh tế của các vương quốc phong kiến Đông Nam Á vẫn tiếp tục phát triển.
-Các vương quốc lấy nông nghiệp làm ngành kinh tế chính, chủ yếu nằm ở vùng lục địa (như Chăm-pa, Chân Lạp), ở lưu Vực sông Chao Phray-a (Thái Lan), lưu vực sông l-ra-oa-di (Mi-an-ma ngày nay)....
-Một số quốc gia chủ yếu dựa vào hoạt động thương mại biển như Sri Vi-giay-a, Ca-lin-ga, Ma-ta-ram (In-đô-nê-xi-a ngày nay). Với nguồn sản vật phong phú, đặc biệt là gia vị, các vương quốc này góp nhiều mặt hàng chủ lực trên những tuyến buôn bán đường biển kết nối Á – Âu, mà sau này gọi là Con đường Gia vị.
-Quá trình giao lưu thương mại với nước ngoài đã thúc đẩy sự phát triển của các vương quốc trong khu vực. Vì thế trong thời kỳ này, ở các vương quốc cũng xuất hiện một số thương cảng sầm uất như Đại Chiêm (Chăm-pa), Pa-lem-bang (Sri Vigiay-a),.. Những thương cảng này đã trở thành điểm kết nối kinh tế, văn hoá giữa các châu lục.
Chúc bạn học tốt
Cách đây hơn 4000 năm, xã hội nguyên thuỷ ở Việt Nam có nhiều chuyển biến lớn, gắn với nhiều nền văn hoá như văn hoá Phùng Nguyên, văn hoá Đồng Đậu, Văn hoá Gò Mun. Những điều đầu tiên tạo nên sự chuyển biến này là con người đã phát minh ra thuật luyện kim và đã biết tạo những công cụ lao động, vũ khí,… bằng đồng. Khi sử dụng những công cụ lao động bằng kim loại đã loài người nguyên thuỷ mở rộng được nhiều địa bàn cư trú, di chuyển xuống các vùng đồng bằng, ven biển, xung quanh các con sông lớn. Những người nguyên thuỷ ở Việt Nam có những nghề chủ yếu như trồng lúa nước, chăn nuôi, nung gốm ở nhiệt độ cao, đúc các vật và công cụ bằng đồng… Các xóm làng dần xuất hiện.