2 câu trả lời
Vùng trung du miền núi phía bắc, trước năm 1954 còn gọi là Trung du và thượng du là khu vực sơn địa và bán sơn địa ở miền Bắc Việt Nam.
Xét về mặt hành chính, vùng này bao gồm 15 tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Quảng Ninh
Trung tâm vùng là Thành phố Thái Nguyên; Thành phố Việt Trì. Theo quy hoạch vùng công nghiệp của Chính phủ Việt Nam đến năm 2020, vùng trung du và miền núi phía bắc nằm trong vùng 1.
Tổng diện tích của các tỉnh thuộc vùng Trung du và miền núi phía bắc là 95.264,4 km², tổng dân số năm 2011 là 11.290.500 người, mật độ đạt 119 người/km².
Du lịch:
Nét đặc trưng nhất của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ là những đồi núi chạy dọc theo chiều dài đất nước, trong đó nổi bật là dãy núi Hoàng Liên Sơn với đỉnh là Phanxipang được mệnh danh là “nóc nhà của Đông Dương” . Ngoài ra, với địa hình bị chia cắt mạnh Trung du và miền núi Bắc Bộ tạo nên những đồi núi, thác nước, thung lũng rất đẹp, thơ mộng.
Ngoài khung cảnh đẹp thì những di tích của trung du và miền núi Bắc Bộ còn gắn với lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc, gắn với những truyền thuyết, những câu chuyện lịch sử của dân tộc như: Mẫu Âu Cơ, Đền Hùng (Phú Thọ), Hang Pắc Bó (Cao Bằng), cây đa Tân Trào ở Tuyên Quang, di tích lịch sử Điện Biên Phủ…
Ngoài ra, khu vực này còn có 5 vườn quốc gia, 49 khu bảo tồn để bảo vệ những loài động thực vật quý hiếm và nhiều những danh lam thắng cảnh như hồ Ba Bể, hồ Núi Cốc, hồ Thác Bà, thách Bản Giốc, thác Bạc, Tam Cốc Bích Động…