Hãy nêu những chi tiết thể hiện tài chỉ huy mưu lược của Ngô Quyền trong trận đánh đuổi quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938 ?

2 câu trả lời

Đáp án+Giải thích các bước giải:

- Ngô Quyền dùng kế đóng cọc gỗ đầu nhọn xuống nơi hiểm yếu ở sông Bạch Đằng.

 - Lợi dụng thủy triều lên, Ngô Quyền cho quân bơi thuyền ra khiêu chiến vừa đánh vừa rút lui nhử cho quân giặc vào bãi cọc. Chờ lúc thủy triều xuống, khi hàng nghìn cọc nhọn nhô lên, quân ta mai phục hai bên bờ sông đánh tan quân xâm lược.

Vua Nam Hán đang muốn hành quân nhanh để đánh chiếm lại Tĩnh Hải quân, nên không nghe theo kế của Tiêu Ích, sai Hoằng Tháo đem chiến thuyền theo sông Bạch Đằng mà vào. Lưu Nghiễm tự mình làm tướng, đóng ở Hải Môn để làm thanh viện.

Ngô Quyền nghe tin Hoằng Tháo sắp đến, ông bảo với các tướng rằng:

Hoằng Tháo là đứa trẻ khờ dại, đem quân từ xa đến, quân lính còn mỏi mệt, lại nghe Công Tiễn đã chết, không có người làm nội ứng, đã mất vía trước rồi. Quân ta lấy sức còn khỏe địch với quân mỏi mệt, tất phá được. Nhưng bọn chúng có lợi ở chiến thuyền, ta không phòng bị trước thì thế được thua chưa biết ra sao. Nếu sai người đem cọc lớn vạt nhọn đầu bịt sắt đóng ngầm ở trước cửa biển, thuyền của bọn chúng theo nước triều lên vào trong hàng cọc thì sau đó ta dễ bề chế ngự, không cho chiếc nào ra thoát.

Ngô Quyền cho quân sĩ đóng cọc có bịt sắt nhọn xuống lòng sông Bạch Đằng. Khi thuỷ triều lên, bãi cọc không bị lộ. Ngô Quyền dự định nhử quân địch vào khu vực này khi thủy triều lên và đợi nước triều rút xuống cho thuyền địch mắc cạn mới giao chiến.