Hãy lập dàn ý cho đề văn thuyết minh về cây bút bi. Lập dàn ý chi tiết giúp e vs ạ

2 câu trả lời

. Mở bài

Giới thiệu chung về cây bút bi.

II. Thân bài

1. Giới thiệu nguồn gốc của bút bi

từ thời xưa con người đã biết  dùng  lông chim, lông gà làm but viết nhưng đa số là dùng bằng lông ngỗng. Bút này dùng rất bất tiện vì phải mài mực, phải chấm mực thường xuyên khi viết, viết xong lại phải rửa bút nên bút máy ra đời..Người được cấp bằng phát minh đầu tiên: John J. Loud (Mỹ), nhưng phải đến Lazo Biro (Hungary) thì chiếc bút bi mới thực sự được hoàn thiện.Lý do phát minh: phát hiện loại mực dùng in giấy rất nhanh khô, nghiên cứu để làm ra loại bút sử dụng loại mực này.

2. Cấu tạo cơ bản của bút bi

Vỏ bút: phần bên ngoài, hình ống trụ, dài khoảng 14 - 15cm, chất liệu nhựa dẻo hoặc nhựa màu, trên thân thường in các thông số sản xuất.Ruột bút: phần bên trong, làm từ chất liệu nhựa dẻo, chứa mực đặc hoặc mực nước.Các bộ phận đi kèm: lò xo, nút bấm, đai ngoài vỏ.

3. Phân loại

Theo kiểu dáng (đa dạng, phong phú...)Theo màu sắc mực (xanh, đỏ, tím, đen...)Theo hãng sản xuất (trong nước và nước ngoài)

4. Tác dụng

Dùng để ghi chép sách vở, nhật ký…Gắn bó với học sinh, sinh viên như một người bạn. 

* Ưu điểm:

Gọn nhẹ, dùng bền.Giá rẻ hơn nhiều so với các loại bút ngòi.Giúp viết chữ nhanh.Làm chữ viết trên giấy mau khô, không bị thấm mực sang trang khác.

* Nhược điểm:

Viết nhanh dễ làm nét chữ cứng, mất thanh, đậm.Chỉ dùng được một lần (đến khi hết mực), đa số không thể tái sử dụng.

III. Kết bài

Đánh giá cá nhân về cây bút bi (vai trò, tình cảm…)..

Dàn ý: 

MB: Giới thiệu về chiếc bút bi

Bút bi là mooyj đồ dùng rất quen thuộc trong đời sống của mỗi người. Bút bi là thứ đồ dùng học tấp rất cần thiết đối với học sinh. nếu không có bút  bi thì chúng ta không thể ghi chép được

TB: 

*Nguồn gốc:

- Năm 1930, một nhà báo người Hung-ga-ri đã sáng chế ra chiếc bút bi 

- Năm 1938, ông đã nhận được bằng sáng chế tại Anh

- Và từ lúc đó, bút bi được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới

* Đặc điểm hình thức

- Khái quát:

+ Chiếc bút bi có hình trụ thon về phía đầu viết

+ Dài khoảng từ 14 đến 15 cm

+ Chiếc bút bi được chia thành 3 phần: vỏ bút, ruột bút, bộ phận điều khiển

- Chi tiết 

@: Vỏ bút bi

+ Làm bằng nhựa cứng hoặc kim loại có phủ sơn

+ Bút bi có màu sắc rất đa dạng: đen, xanh, đỏ, vàng, .....

+ ở phía tay cầm, có bút thì có các khắc nổi, có bút thì có nệm cao su → Giúp ta viết không bị trơn và chống mỏi tay

+ Trên vỏ bút nào cũng có một lớp Tem của nhà sản xuất và mã vạch rất rõ ràng

+ Khuy cài rất tiện lợi để giúp ta kẹp vào vở hoặc túi áo, túi quần

@: Ruột bút bi

+ Được làm bằng nhựa dẻo

+ Dài khoảng 11 đến 12 cm

+ Có rất nhiều ruột bút khác nhau, đầy đủ màu sắc: đỏ, đen, xanh,... và thường có kẻ xọc: Đây là những kí hiệu mỗi màu mực

+ Phần ngòi bút được làm bằng sắt trắng không han, dài khoảng 0,4 đến 0,6cm

+ Phần đầu của ngòi bút ta thấy có một viên bi rất nhỏ khi viết lăn đi lăn lại cho ra mực

@: Bộ điều khiển

+ Gồm lò xo và nút bấm

+ Lò xo: được làm bằng kim loại không han, có sự đàn hồi caodduocwj nắp ở phần ngạnh của trên của ruột bút

+ Nút bấm: được nắp ở bên ngoàn vỏ bút

+ Khi viết ta chỉ cần bấm tay vào nút bấm ngòi bút sẽ tự nhô ra và khi không viết nữa ta lại bấm nút bấm 1 lần nữa thì ngòi bút tự thụt vào

+ Mở bút và tắt bút đều phát ra một tiếng "Tách tách" nghe rất vui tai

+ Và bộ điều khiển chỉ có ở bút khoog có nắp đậy                         

* Phân loại: 

+ Trên thị trường có rất nhiều loại bút với nhiều mẫu mã khác nhau: bút con thỏ, bút xương rồng, bút cà rốt hay chỉ là chiếc bút bình thường mà chúng ta đang viết

+ loại mực: mực thơm, mực kim tuyến, mực sáp, mực nước,....

+ Nhà sản xuất: Thiên Long, Bến Nghé, Hồng Hà

+ Chia bút thành 2 loại: bút viết 1 lần ( hết mực vứt đi) và bút viết nhiều lần( hết mực thì ta thay ruột mới). Và bút viết nhiều lần thường đắt hơn bút viết 1 lần tuy thế nhưng nó lại bền và sử dụng lâu hơn

                                                                                                                                                                  * Công dụng

+ Nhắc đến bút bi là nhắc đến công dụng viết, ghi chép

 d/c: - Người kĩ sư ra công trường cũng mang bút đi để ghi chép số liệu,...

        - Người học sinh sử dụng bút để ghi bài, làm bài, ...

        - nhà văn, nhà thơ sử dụng bút để thể hiện tài năng của mình lên trang giấy..,

+ Bút bi còn là 1 phương tiện hữu hiệu

+ Là món quà giản dị nhưng ý nghĩa

+ Tuy tôi có nhiều công dụng thế nhưng tôi chỉ có giá dao động từ 4 đến 10 nghìn đồng mà thôi

* Bảo quản

+ Đậy nắp hoặc bấm nút để ngòi tự thụt vào khi không sử dụng

+ tránh để rơi xuống đất hay để vật nặng đè lên

+ ....

                                                                                                                                                                  * Kết bài: 

Có thể nói rằng bất cứ ai cũng cũng đều biết bút bi và đã viết 1 lần trong đời. Nó rất thuận tiện, phù hợp với kinh tế của mỗi người, nó không hề cầu kì trong việc giữ gìn, bút bi đã trở thành một cuộc cách mạng trong cách viết của con người

Câu hỏi trong lớp Xem thêm