Hãy giới thiệu nguồn gốc về Giáng Sinh Nhanh nha mn , mik cần gấp ạ

2 câu trả lời

(NDC) NGÀY NOEL LÀ NGÀY GÌ?

*Noel còn hay gọi bằng tên tiếng Viết là: Giáng sinh.

 - Noel là ngày quan trọng nhất trong trong năm của người phương Tây, cũng là ngày vui nhất, nó giống như ngày Tết của ta vậy.

 - Theo người ta nói, ngày 25 tháng 12 là ngày sinh nhật của chúa Giê su - người sáng tạo ra đạo cơ đốc, cũng có thể là ngày Noel.

 - Trong ngày người ta tổ chức rất nhiều các hoạt động như chuẩn bị cây thông Noel, hóa trang thành ông già Noel phân phát quà, hát thánh ca, v.v...

 - Trước ngày Noel, người ta còn tặng thiếp chúc mừng, để thể hiện sự mong muốn tốt lành.

(?) SUY NGHĨ.

Hỏi: Ngày lễ phục sinh là ngày nào.

Đáp: Theo người ta nói, giê su bị đóng người trên cây thánh giá đến ngày thứ hai thì sống lại. Năm 325 sau công nguyên, trong một hội nghị giáo sĩ của đế quốc La mã, mọi người quyết định ngày chủ nhật đầu tiên sau ngày xuân phân là ngày lễ Phục sinh. Vì vậy lễ Phục sinh không có ngày cố định trong công lịch. Thông thường nó, vào khoảng giữa từ 21 tháng 3 đến 25 tháng 4.

                                                                         LÝ THÚ

Theo truyền thuyết, một người nông dân trong đêm Noel đã tiếp đón một đứa trẻ nghèo khổ. Đứa trẻ chia tay bẻ một cành cắm xuống đất, cành cây lập tức sống ngay, bên trên còn treo đầy đèn màu và quà. Thì ra đứa trẻ này là do thần tiên biến thành. Để tưởng nhớ vị thần tiên này, hằng năm người ta trang trí cây Noel để vui chơi trong ngày lễ Noel.

Chòi oi bonus cho bé thêm vài chuyên mục nữa mà mỏi tay quá nè.

Chúc bé ngày càng học giỏi và càng xinh đẹp nhé UvU.

Mãi mãi iu em ạ:33

           Thời kỳ Giáo hội Cơ Đốc sơ khai (2, 3 thế kỷ đầu công nguyên), lễ này được tổ chức chung với lễ Hiển linh. Tuy nhiên, ngay từ năm 200, thánh  Clêmentê Alexandria (150 - 215) đã nói đến một lễ hết sức đặc biệt được cử hành vào ngày 20 tháng 5. Còn Hội thánh La tinh thì mừng kính lễ này vào ngày 25 tháng 12.

Theo một nguồn khác thì tín hữu Cơ Đốc sơ khai không ăn mừng lễ sinh nhật, vì họ cho rằng ăn mừng sinh nhật là làm theo thói quen của dân ngoại đạo thờ thần tượng. Vì thế, họ không ăn mừng lễ Giáng Sinh của Đức Jesus trong suốt ba thế kỷ đầu. Cho tới thế kỷ IV, những người Cơ Đốc mới bắt đầu muốn ăn mừng lễ Giáng Sinh của Đức Jesus mỗi năm một lần, nhưng họ lại sợ bị chính quyền La Mã phát hiện và bắt bớ bởi vì khi ấy, Cơ Đốc giáo vẫn chưa được công nhận là một tôn giáo hợp pháp. Tuy nhiên, những người La Mã, hàng năm ăn mừng “Thần Mặt trời” đem ánh sáng đến cho trần gian vào ngày 25 tháng 12. Vì vậy, người Cơ Đốc đã lợi dụng dịp này để tổ chức ăn mừng ngày Đức Giêsu giáng thế và đem ánh sáng và sự sống đến cho nhân loại cùng một ngày với ngày lễ “Thần Mặt trời” của người La Mã. Chính vì thế, chính quyền La Mã đã không phát hiện việc các tín hữu Cơ Đốc tổ chức ăn mừng lễ Giáng Sinh của Đức Giêsu.

Năm 312, Hoàng đế La Mã - Constantine đã bỏ Đa Thần giáo và theo Cơ Đốc giáo. Chính ông đã hủy bỏ ngày lễ ăn mừng “Thần Mặt trời” và thay vào đó là ngày ăn mừng sinh nhật của Đức Jesus. Năm 354, Giáo hoàng Liberius đã công bố ngày 25 tháng 12 là ngày chính thức để cử hành lễ Giáng Sinh của Đức Jesus.

Trong suốt nhiều thế kỷ, các nhà ghi chép Kitô giáo đã chấp nhận Giáng Sinh là ngày mà Chúa Jesus được sinh ra đời. Tuy nhiên, đến đầu thế kỷ 18, các học giả lại bắt đầu đề xuất một cách giải thích khác. Theo đó, Isaac Newton cho rằng ngày Giáng Sinh đã được lựa chọn để tương ứng với đông chí ở Bắc bán cầu, từng được đánh dấu là ngày 25 tháng 12.

Năm 1743, một người Đức có tên là Paul Ernst Jablonski đã lập luận ngày Giáng Sinh được xác định là ngày 25 tháng 12 để khớp với ngày Sol Invictus trong tôn giáo La Mã cổ.