Hãy giới thiệu ngắn gọn về nhân vật “ông lão” trong đoạn văn bản ở câu 3 và tình huống mà ông đang gặp phải. Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên ấy vẫn dõi theo. Ông nghe rõ cái giọng chua lanh lảnh của người đàn bà cho con bú: - Cha mẹ tiên sư nhà chúng nó ! Đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương. Cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát ! Ông Hai cúi gằm mặt xuống mà đi. Ông thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà. Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lét đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau. Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư ? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư ? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu … Ông lão nắm chặt hai tay lại mà rít lên : - Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này. (Trích “Làng” của Kim Lân, SGK Ngữ văn 9 tập 1, trang 165,166)

1 câu trả lời

Ông lão, tức ông Hai, rất yêu làng. Và khi ông và những người khác di cư thì ông nghe họ nói làng mình Việt Gian. Vì vậy ông và những người trong làng đã di cư được  "đánh đồng" như Lũ Việt Gian, bán nước bán nhà. Và nên bị đối xử tệ bạc.

Xin hay nhất :33

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
3 lượt xem
1 đáp án
6 giờ trước