Hai câu thơ: "Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiên sầu" a. Chỉ ra biện pháp nghệ thuật trong 2 câu trên b. Viết 1 đoạn văn ngắn nói rõ cái hay của 2 câu thơ trên

2 câu trả lời

a. BPTT nhân hóa " giấy đỏ- buồn", " nghiên sầu"

b. Đây là hai cau thơ cho thấy tâm trạng buồn bã của ông đồ dường như cũng thấm vào cảnh vật. Giaáy, mực vốn là những vật thân thiết với ông đồ cũng trở nên có hồn và mang tâm trạng buồn, sầu của con ngời. Giaáy buồn vì bị bỏ quên nên màu đỏ của nó cũng trở nên bạc phai cả sắc, bẽ bàng cả hồn. Mực không được đụng đến nên ngưng động bao sầu tủi, lặng lẽ cô mình trong nghiên sầu.Đỏ là từ chỉ màu , còn thắm là chỉ sắc. Màu chỉ còn là cái xác và sắc là linh hồn. Ở đây ta thấy giấy không còn được hài hòa thắm duyên cùng mực nên dường như nó không còn sự sống. Còn " Mực đọng trong nghiên sầu"trĩu xuống, ứ lại, ngưng lại ở chữ " đọng". Đây là cái ứ đọng của mực lâu ngày không được dùng đến hay cũng chính là niêm fu uất của ông đồ đang kết đọng lại thành 1 nỗi sầu. Hình ảnh thơ  không chỉ còn mang nghĩa tả thựcmà hình ảnh tượng trưung cho thấy sự ế ẩm, tâm trạng chán ngán, u uất của ông đồ 

 a, Biện pháp nghệ thuật : nhân hóa

b, 

“Giấy đỏ” là giấy dùng để viết chữ của ông đồ. Thứ giấy ấy rất mỏng manh, chỉ một chút ẩm ướt giấy cũng có thể phai màu. "Giấy đỏ buồn không thắm”, “không thắm” bởi đã lâu ngày không được dùng đến nên phôi pha, úa tàn theo năm tháng. Mực cũng vậy: "mực đọng trong nghiên sầu”. Đó là thứ mực tàu đen thẫm, dùng để viết chữ lên “giấy đỏ”. Khi viết, phải mài mực rồi dùng bút lông họa lên những nét chữ “Như phượng múa rồng bay”. Nhưng nay “Mực đọng trong nghiên” có nghĩa là mực đã mài từ lâu, đã sẵn sàng cho bàn tay tài hoa của ông đồ thực hiện phép màu nhưng đành đợi chờ trong vô vọng. Các từ “buồn”, “sầu” như thổi hồn vào sự vật. Nhờ phép nhân hóa này, nỗi sầu tủi về thân phận của ông đồ như đã thâm sâu vào từng sự vật, nó bao trùm không gian và đè nặng mỗi tấm lòng.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm