gõ những ý chính bài lịch sử lớp 5 bài 9 Cách mạng mùa thu ra word hoặc powerpoy đây là môn tin học đừng báo cáo nha đẹp đẹp chút nhanh vot 5* + tim và hay nhất
2 câu trả lời
Bài 1 trang 21 SGK Lịch sử 5
Tại sao ngày 19-8 được chọn làm ngày kỉ niệm Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở nước ta?
Trả lời:
Sáng 19 - 8 - 1945, hàng chục vạn nhân dân nội thành, ngoại thành và các tỉnh lân cận xuống đường biểu dương lực lượng.
Trước sức mạnh của đông đảo quần chúng, lính Bảo an ở Phủ Khâm sai đã phải hạ vũ khí đầu hàng cách mạng. Cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên nóc Phủ Khâm sai.
Chiều 19 - 8 - 1945, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội toàn thắng. Tiếp những ngày sau đó cuộc Tổng khởi nghĩa đã thành công trong cả nước. Nhân dân cả nước vùng lên phá tan xiềng xích nô lệ. Từ đó ngày 19-8 được chọn làm ngày kỉ niệm Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở nước ta
Bài 2 trang 21 SGK Lịch sử 5
Hãy sưu tầm và kể lại sự kiện đáng nhớ về Cách mạng tháng Tám ở địa phương em.
Trả lời:
Kể lại sự kiện đáng nhớ về Cách mạng tháng Tám ở địa phương mẫu 1
Em sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, trong cuộc cách mạng tháng Tám ở Hà Nội có những sự kiện đáng nhớ là:
- Ở Hà Nội, từ sau ngày Nhật đảo chính Pháp, không khí cách mạng càng thêm sôi động. Các tầng lớp nhân dân, nhất là thanh niên, hăng hái gia nhập các đoàn thể cứu quốc, các đội tự vệ chiến đấu.
- Các đội tuyên truyền xung phong của Việt Minh hoạt động hầu khắp thành phố. Các đội danh dự của Việt Minh thẳng tay trừ khử những tên tay sai đắc lực của Nhật.
- Tối 15 - 8, Đội Tuyên truyền xung phong của Việt Minh tổ chức diễn thuyết công khai ở ba rạp hát lớn trong thành phố.
- Ngày 16 - 8, truyền đơn, biểu ngữ kêu gọi khởi nghĩa xuất hiện khắp nơi. Chính quyền bù nhìn thân Nhật lung lay đến tận gốc rễ.
- Đến sáng 19 - 8, cả Hà Nội tràn ngập khí thế cách mạng. Đồng bào rầm rập kéo tới quảng trường Nhà hát lớn dự cuộc mít tinh do Mặt trận Việt Minh tổ chức. Đại biểu Việt Minh đọc Tuyên ngôn. Chương trình của Việt Minh và kêu gọi nhân dân đứng lên giành chính quyền. Bài hát Tiến quân ca lần đầu tiên vang lên.
- Cuộc mít tinh nhanh chóng chuyển thành biểu tình, chia ra nhiều đoàn đi chiếm các công sở của chính quyền bù nhìn.
- Trước khí thế của quần chúng khởi nghĩa, quân Nhật không dám chống lại. Cuộc khởi nghĩa đã thắng lợi hoàn toàn ở Hà Nội.
- Hiện nay, ngày 19 - 8 hàng năm nhân dân Hà Nội treo cờ hoa rực rỡ khắp đường phố để kỉ niệm ngày giải phóng Thủ đô.
Kể lại sự kiện đáng nhớ về Cách mạng tháng Tám ở địa phương mẫu 2
Sự kiện đáng nhớ về Cách mạng tháng Tám ở Thừa Thiên - Huế:
- Ngày 14/8/1945, phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh, điều kiện khởi nghĩa giành chính quyền đã chín muồi.
- Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, nhân dân Thừa Thiên Huế vùng lên khởi nghĩa giành chính quyền.
+ Hình thái khởi nghĩa hết sức phong phú, có nơi giành chính quyền ở xã, tổng rồi lên huyện; có nơi giành chính quyền ở huyện rồi về tổng, xã; có nơi vừa ở xã, vừa ở huyện.
+ Thành thị phối hợp với nông thôn, nông thôn hỗ trợ thành thị đã đưa cuộc khởi nghĩa đến thắng lợi hoàn toàn.
- Ngày 23/8/1945, tại sân vận động Huế, trước hàng vạn người dân Thừa Thiên Huế, Ủy ban Khởi nghĩa tiến vào lễ đài giữa tiếng hô vang dội. Ðồng chí Tố Hữu đọc diễn văn nêu rõ tầm vóc, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa và tuyên bố:
Từ nay chính quyền về tay nhân dân; đồng thời giới thiệu Ủy ban Nhân dân Cách mạng lâm thời tỉnh do đồng chí Tôn Quang Phiệt làm Chủ tịch.
- Chiều 30/8/1945, lễ thoái vị của Bảo Ðại - vị vua của triều đại phong kiến cuối cùng đã được tổ chức tại Ngọ Môn. Bảo Ðại đọc thoái vị và trao cho đại diện chính phủ Quốc ấn bằng vàng và thanh gươm bằng vàng nạm ngọc tượng trưng cho quyền lực của chế độ phong kiến.
- Trên kỳ đài Huế, cùng với bản nhạc hùng tráng “Tiến quân ca”, lá cờ đỏ sao vàng tung bay giữa trời Huế tự do độc lập trong tiếng hô vang của người dân “Việt Nam độc lập muôn năm”, “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa muôn năm”. Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Thừa Thiên Huế kết thúc thắng lợi rực rỡ.
cho anh ctrlhn nhé
1
Câu hỏi
Tại sao ngày 19-8 được chọn làm ngày kỉ niệm Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở nước ta?
Trả lời:
Sáng 19 - 8 - 1945, hàng chục vạn nhân dân nội thành, ngoại thành và các tỉnh lân cận xuống đường biểu dương lực lượng.
Trước sức mạnh của đông đảo quần chúng, lính Bảo an ở Phủ Khâm sai đã phải hạ vũ khí đầu hàng cách mạng. Cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên nóc Phủ Khâm sai.
Chiều 19 - 8 - 1945, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội toàn thắng. Tiếp những ngày sau đó cuộc Tổng khởi nghĩa đã thành công trong cả nước. Nhân dân cả nước vùng lên phá tan xiềng xích nô lệ. Từ đó ngày 19-8 được chọn làm ngày kỉ niệm Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở nước ta
2
Câu hỏi
Hãy sưu tầm và kể lại sự kiện đáng nhớ về Cách mạng tháng Tám ở địa phương em.
Trả lời
Ở Hà Nội, từ sau ngày Nhật đảo chính Pháp, không khí cách mạng càng thêm sôi động. Các tầng lớp nhân dân, nhất là thanh niên, hăng hái gia nhập các đoàn thể cứu quốc, các đội tự vệ chiến đấu.
- Các đội tuyên truyền xung phong của Việt Minh hoạt động hầu khắp thành phố. Các đội danh dự của Việt Minh thẳng tay trừ khử những tên tay sai đắc lực của Nhật.
- Tối 15 - 8, Đội Tuyên truyền xung phong của Việt Minh tổ chức diễn thuyết công khai ở ba rạp hát lớn trong thành phố.
- Ngày 16 - 8, truyền đơn, biểu ngữ kêu gọi khởi nghĩa xuất hiện khắp nơi. Chính quyền bù nhìn thân Nhật lung lay đến tận gốc rễ.
- Đến sáng 19 - 8, cả Hà Nội tràn ngập khí thế cách mạng. Đồng bào rầm rập kéo tới quảng trường Nhà hát lớn dự cuộc mít tinh do Mặt trận Việt Minh tổ chức. Đại biểu Việt Minh đọc Tuyên ngôn. Chương trình của Việt Minh và kêu gọi nhân dân đứng lên giành chính quyền. Bài hát Tiến quân ca lần đầu tiên vang lên.
- Cuộc mít tinh nhanh chóng chuyển thành biểu tình, chia ra nhiều đoàn đi chiếm các công sở của chính quyền bù nhìn.
- Trước khí thế của quần chúng khởi nghĩa, quân Nhật không dám chống lại. Cuộc khởi nghĩa đã thắng lợi hoàn toàn ở Hà Nội.
- Hiện nay, ngày 19 - 8 hàng năm nhân dân Hà Nội treo cờ hoa rực rỡ khắp đường phố để kỉ niệm ngày giải phóng Thủ đô.
3
Mẫu 2
Kể lại sự kiện đáng nhớ về Cách mạng tháng Tám ở địa phương
Sự kiện đáng nhớ về Cách mạng tháng Tám ở Thừa Thiên - Huế:
- Ngày 14/8/1945, phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh, điều kiện khởi nghĩa giành chính quyền đã chín muồi.
- Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, nhân dân Thừa Thiên Huế vùng lên khởi nghĩa giành chính quyền.
+ Hình thái khởi nghĩa hết sức phong phú, có nơi giành chính quyền ở xã, tổng rồi lên huyện; có nơi giành chính quyền ở huyện rồi về tổng, xã; có nơi vừa ở xã, vừa ở huyện.
+ Thành thị phối hợp với nông thôn, nông thôn hỗ trợ thành thị đã đưa cuộc khởi nghĩa đến thắng lợi hoàn toàn.
- Ngày 23/8/1945, tại sân vận động Huế, trước hàng vạn người dân Thừa Thiên Huế, Ủy ban Khởi nghĩa tiến vào lễ đài giữa tiếng hô vang dội. Ðồng chí Tố Hữu đọc diễn văn nêu rõ tầm vóc, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa và tuyên bố:
Từ nay chính quyền về tay nhân dân; đồng thời giới thiệu Ủy ban Nhân dân Cách mạng lâm thời tỉnh do đồng chí Tôn Quang Phiệt làm Chủ tịch.
- Chiều 30/8/1945, lễ thoái vị của Bảo Ðại - vị vua của triều đại phong kiến cuối cùng đã được tổ chức tại Ngọ Môn. Bảo Ðại đọc thoái vị và trao cho đại diện chính phủ Quốc ấn bằng vàng và thanh gươm bằng vàng nạm ngọc tượng trưng cho quyền lực của chế độ phong kiến.
- Trên kỳ đài Huế, cùng với bản nhạc hùng tráng “Tiến quân ca”, lá cờ đỏ sao vàng tung bay giữa trời Huế tự do độc lập trong tiếng hô vang của người dân “Việt Nam độc lập muôn năm”, “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa muôn năm”. Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Thừa Thiên Huế kết thúc thắng lợi rực rỡ.