Giúp mình với mình đang gấp Câu 9: Nêu sự khác nhau giữa bộ xương người và bộ xương thú? Câu 10: Đặc điểm tiến hóa của hệ cơ so với động vật?( hay thích nghi với sự cầm nắm và lao động) Câu 11: Công của cơ là gì? Công của cơ được sử dụng vào mục đích nào? Hãy giải thích nguyên nhân của sự mỏi cơ. Ý nghĩa của việc luyện tập cơ . Phương pháp luyện tập cơ? Câu 12: Giải thích nguyên nhân sinh ra hiện tượng “chuột rút” ở các cầu thủ bóng đá ? Câu 13 : Môi trường trong cơ thể . Vai trò của môi trường trong cơ thể? Câu 14: Thành phần của Máu . Cấu tạo và chức năng các thành phần? Câu 15: a/ Nêu những Đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng của hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu? b/ Giải thích vì sao khi bị đỉa hút máu, chỗ vết đứt máu chảy lại lâu đông? c/ Tại sao những dân tộc ở vùng núi và cao nguyên số lượng hồng cầu trong máu lại thường cao hơn so với người ở đồng bằng Câu 16 : Trình bày cơ chế và vai trò sự đông máu . Các nguyên tắc cần tuân thủ khi truyền máu? Câu 17 Mô tả đường đi của máu trong hai vòng tuần hoàn? Câu 18: Văcxin là gì? Vì sao người có khả năng miễn dịch sau khi được tiêm vắcxin hoặc sau khi bị mắc một số bệnh nhiễm khuẩn nào đó? Hãy so sánh miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo?

2 câu trả lời

Đáp án:

9/Các phần so sánh

Sự khác nhau

                               Người                                                   Thú 

Tỉ lệ sọ/ mặt

                                 Lớn                                                          Nhỏ

                                   

Lồi cằm ở xương mặt

                                Phát triển                                                         Không có

Cột sống

          Cong ở 4 chỗ, hình chữ S, cột sống đứng                    Cong hình cung, cột sống ngang

Lồng ngực

              Phát triển rộng sang hai bên                                     Phát triển theo hướng lưng – bụng

Xương chậu

                     Rộng                                                                                     Hẹp

Xương đùi

                        Phát triển, khỏe                                                                 Bình thường

Xương bàn chân

                      Hình vòm,  xương ngón ngắn                                         Phẳng xương ngón dài

Xương gót

                           Lớn,phát triển về phía sau                                                        Nhỏ

12/Nguyên nhân do các cầu thủ bóng đá vận động quá nhiều, ra mồ hôi dẫn đến mất nước, mất muối khoáng, thiếu oxi. Các tế bào cơ hoạt động trong điều kiện thiếu oxi sẽ giải phóng nhiều axit lactic tích tụ trong cơ => ảnh hưởng đến sự co và duỗi của cơ => hiện tượng co cơ cứng hay gọi là "chuột rút".

13/

  • Môi trường trong gồm máu, nước mô và bạch huyết :
  • Một số thành phần của máu thẩm thấu qua thành mạch máu tạo ra nước mô. 
  • Nước mô thẩm thấu qua thành mạch bạch huyết tạo ra bạch huyết
  • Bạch huyết lưu chuyển trong mạch bạch huyết rồi lại đổ về tĩnh mạch máu và hòa vào máu.

Môi trường trong cơ thể giúp tế bào thường xuyên liên hệ với môi trường ngoài trong quá trình trao đổi chất.

14/Thành phần của máu và cấu tạo của máu, như chúng ta đã biết máu đối với cơ thể con người vô cùng quan trọng và là một trong những thành phần giúp duy trì sự sống con người, máu là một loại mô liên kết với một chất dịch cơ bản và các yếu tố hữu hình.

mik chỉ lm mấy bài mik bt thoi ak

Đáp án:

Câu 9:Khác nhau:

Các phần so sánh                     Người                                Thú

Tỉ lệ sọ/ mặt                                Lớn                                     Nhỏ

Lồi cằm ở xương mặt              Phát triển                            Không có

Cột sống                               Cong ở 4 chỗ, hình                Cong hình cung, cột sống ngang
                                            chữ S,cột sống đứng            

Lồng ngực                 Phát triển rộng sang hai bên            Phát triển theo hướng lưng – bụng

Xương chậu                             Rộng                                    Hẹp

Xương đùi                              Phát triển, khỏe                        Bình thường

Xương bàn chân               Hình vòm,  xương ngón ngắn                  Phẳng xương ngón dài

Xương gót                          Lớn, phát triển về phía sau                          Nhỏ

Câu 10: 

Những đặc điểm tiến hóa của hệ cơ người so với hệ cơ thú:

   Cơ tay và chân ở người phân hóa khác với động vật. Tay có nhiều cơ phân hóa thành nhóm nhỏ phụ trách các phần khác nhau giúp tay cử động linh hoạt hơn chân, thực hiện nhiều động tác lao động phức tạp. Riêng ngón cái có 8 cơ phụ trách trong tổng số 18 cơ vận động bàn tay. Cơ chân lớn, khỏe, hoạt động chủ yếu lá gấp, duỗi.
- Người có tiếng nói phong phú là nhờ cơ vận động lưỡi phát triển. Cơ mặt phân hóa giúp người biểu hiện tình cảm

Câu 12:

- Hiện tượng Chuột rút là hiện tượng bắp cơ bị co cứng ko hoạt động được.
- Nguyên nhân do các cầu thủ bóng đá vận động quá nhiều, ra mồ hôi dẫn đến mất nước, mất muối khoáng, thiếu oxi. Các tế bào cơ hoạt động trong điều kiện thiếu oxi sẽ giải phóng nhiều axit lactic tích tụ trong cơ => ảnh hưởng đến sự co và duỗi của cơ => hiện tượng co cơ cứng hay gọi là "chuột rút".

Câu 13:

- Môi trường trong cơ thể gồm: Máu, nước mô và bạch huyết.
- Vai trò: Môi trường trong cơ thể giúp tế bào thường xuyên liên hệ với môi trường ngoài trong quá trình trao đổi chất.

Câu 14:

-Máu gồm hai phần: Tế bào và huyết tương. Tế bào gồm hồng cầu (HC), bạch cầu (BC), tiểu cầu (TC). Huyết tương gồm các yếu tố đông máu, kháng thể, nội tiết tố, protein, muối khoáng và nướ

-Máu gồm:

+Các tế bào máu (chiếm 45% thể tích) và có -hồng cầu,bạch cầu,tiểu cầu

+Huyết tương(chiếm 55% thể tích) và có nước (90%),protein,lipit,glucose,vitamin,muối khoáng,chất tiết,chất thải

-Chức năng của các thành phần:

+Hồng cầu:thành phần chủ yếu của hồng cầu là Hb có khả năng liên kết lỏng lẻo với O2 và Co2 giúp vận chuyển O2 và Co2 trong hô hấp tế bào

+Bạch cầu:có chức năng bảo vệ cơ thể chống các vi khuẩn đột nhập bằng cơ chế thực bào,tạo kháng thể,tiết protein đặc hiệu phá huỷ tế bào đã nhiễm bệnh

+Tiểu cầu:đễ bị phá huỷ để giải phóng 1 loại enzim gây đông máu

+Huyết tương:duy trì máu ở thể lỏng và vận chuyển các chất dinh dưỡng,chất thải,hoocmon,muối khoáng dưới dạng hoà tan

Câu 15:

b/Khi bị đỉa hút máu, ở chỗ vết máu chảy lâu đông là vì:

- Khi bị đỉa bám vào da động vật hay con người, chỗ gần giác bám của đỉa có bộ phận tiết ra 1 loại hóa chất có tên là hiruđin. Chất này có tác dụng ngăn cản quá trình tạo tơ máu và làm máu không đông, kể cả khi con đỉa bị gạt ra khỏi chỗ bám trên cơ th, thì máu vẫn tiếp tục chảy khá lâu mới đông lại, do chất hidruđin hòa tan chưa đẩy ra hết.

c/ Vì:Vùng miền núi cao có rất ít oxi do đó muốn có đủ lượng oxi cần thiết phục vụ cho các nhu cầu trao đổi chất thì lượng hồng cầu phải tăng lên để tăng lượng oxi vào cơ thể. Ngược lại, lượng oxi tập trung ở đồng bằng nhiều hơn, do đó những người ở đồng bằng có ít hồng cầu hơn những người ở miền núi cao.

Câu 16:

Cơ chế đông máu: Khi thành mạch bị tổn thương, tiểu cầu vỡ ra giải phóng enzim biến đổi chất sinh tơ máu biến thành tơ máu. Tơ máu kết thành mạng lưới ôm giữ các tế bào máu tạo thành cục máu đông, ngăn không cho máu tiếp tục chảy ra nữa.

*Để truyền máu không gây tai biến thì phải tuân theo các nguyên tắc sau:

- Không truyền máu có cả kháng nguyên A và B cho người có nhóm máu O vì sẽ bị kết dính hồng cầu

- Không truyền máu có nhiễm các tác nhân gây bệnh (virut viêm gan B, HIV..) vì sẽ gây nhiễm các bệnh này cho người được nhận máu

→ Khi truyền máu cần xét nghiệm để lựa chọn nhóm máu cho phù hợp và kiểm tra các mầm bệnh trước khi truyền máu

Câu 18:

Vaccine (hay còn gọi là vắc-xin) là chế phẩm có tính kháng nguyên có nguồn gốc từ vi sinh vật gây bệnh hoặc vi sinh vật có cấu trúc kháng nguyên giống vi sinh vật gây bệnh, đã được bào chế đảm bảo độ an toàn cần thiết, làm cho cơ thể tự tạo ra tình trạng miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh.

-Vì: Trong Vacxin chứa các phiên bản suy yếu của virus hay phiên bản gần giống như virus (được gọi là kháng nguyên). Điều này chứng tỏ các kháng nguyên không thể tạo ra các dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh, nhưng chúng kích thích hệ thống miễn dịch tạo ra các kháng thể. Những kháng thể này sẽ bảo vệ cơ thể khi tiếp xúc với các virus trong tương lai.

*Khác nhau

- Miễn dịch tự nhiên là loại miễn dịch thụ động, chỉ có được sau 1 lần mắc bệnh nhiễm khuẩn nào đó (thủy đậu, quai bị...)

- Miễn dịch nhân tạo là loại miễn dịch chủ động, chỉ có được khi ta đã tiêm phòng vacxin của một bệnh nào đó (bệnh lao, bệnh sởi, bại liệt)

Câu hỏi trong lớp Xem thêm