Giúp mình nha Mỗi người chuẩn bị một bài nghiên cứu dạng lịch sử : nội dung tuỳ chọn theo chủ đề
1 câu trả lời
* ( tus có nói lớp nào cũng được vì vậy mong mod đọc kĩ phần bình luận tránh xóa câu trả lời của mình nha )
Phần chuẩn bị : Bài `14` lớp `9` Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất
`I` Chương trình khai thác lần thứ `2`
`1` Nguyên nhân - hoàn cảnh :
`-` sau chiến tranh thế giới thứ nhất `(1914-1918)` , đế quốc Pháp tuy là nước thắng trận nhưng bị tàn phá nặng nề : `1,4` triệu người chết , thiệt hại tới `200` tỉ phrăng , nền kinh tế sa sút nghiêm trọng
`-` Thêm vào đó , cuộc khủng hoảng kinh tế trong thế giới tư bản ngày càng gây khó khăn cho nền kinh tế Pháp
`-` Qua cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất , Pháp đã xây dựng được 1 số cơ sở hạ tầng của nền kinh tế , đồng thời chúng cũng phát hiện đc những tiềm năng to lớn của Việt Nam . Hơn nữa , tình hình VN sau chiến tranh thế giới thứ nhất tương đối ổn định
`-` Sau chiến tranh thế giới thứ nhất , nhu cầu về nguyên liệu ( cao su ) , nhiên liệu ( than đá ) rất lớn , đó cũng là ngành hàng dễ mang lại lợi nhuận cao
→ Toàn quyền Đông Dương là An-be Xa-rô đã đề ra chương trình khai thác thuộc địa lần thứ `2` `(1919-1929)`
`2` Mục đích :
Nhằm bù đắp những thiệt hại to lớn trong chiến tranh , trên cơ sở đó khôi phục lại địa vị kinh tế mình trong hệ thống tư bản chủ ngĩa , biến VN thành thị trường cung ứng nguyên vật liệu và tiêu thụ hàng hóa , tư bản Pháp vừa tăng cường bóc lột công nhân và nhân dân lao động chính quốc vừa đẩy mạnh chương trình khai thác thuộc địa ở Đông Dương
`3` Chính sách khai thác :
So với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất , đây là cuộc khai thác triệt để , tăng cường vốn đầu tư mạnh , với tốc độ nhanh , quy mô lớn vào các ngành kinh tế ở VN , từ `1924-1929` , số vốn đầu tư vào Đông Dương , chủ yếu là VN khoảng `14` tỉ phrăng
`4` các lĩnh vực khai thác :
`+` nông nghiệp ( chủ yếu là đồn điền cao su ) : năm `1925` vốn đầu tư vào nông nghiệp là `52` triệu phrăng , đến `1927` đã lên đến `400` triệu phrăng , diện tích cao su tăng từ `15000` hecta `(1918)` lên `120000` hecta `(1930)` . Nhiều công ti trồng cao su ra đời : Công ti Đất đỏ , Công ti Mi-sơ-lanh , Công ti Cây nhiệt đới ...
`+` Công nghiệp : tư bản P chú trọng vào đầu tư khai mỏ , trước hết là mỏ than . Nhiều công ti than mới được thành lập như Công ti than Tuyên Quang , công ty than Hạ Long - Đồng Đăng ,.... Ngoài than , các cơ sở khai thác mỏ thiếc , kẽm , sắt đều đc bổ sung thêm vốn , tăng thêm công nhân và đẩy mạnh tiến độ khai thác
`+` Mở thêm 1 số cơ sở chế biến quặng kẽm , thiếc , các nhà máy sợi Hải Phòng , nhà máy diêm Hà Nội , Bến Thủy ,.. đa đc nâng cấp và mở rộng quy mô
`+` Về thương nghiệp : đối với ngoại thương , đánh thuế nặng hàng hóa từ TQ ,NB nhằm độc chiếm thị trường Đông Dương , hàng hóa P tăng vọt , trước chiến tranh mới chiếm `37%` , đến những năm `1929-1930` đã tăng lên `635` . Quan hệ giao lưu buôn bán nội địa cũng được đẩy mạnh
`+` Về giao thông vận tải : Phát triển để phục vụ cho khai thác và chuyên chở hàng hóa . Diong927 sắt xuyên Đông Dương đc nối thêm đoạn Đồng Đăng - Na Sầm `(1922)` , Vinh - Đông Hà `(1927)`
`+` Tài chính : thành lập ngân hàng Đông Dương đại diện cho tư bản P nắm quyền chỉ huy kinh tế ở Đông Dương , phát hành tiền giấy và cho vay lãi
`+` Pháp còn tăng cường bóc lột bằng thuế khóa : thuế ruộng , thuế rượu , thuế muối và hàng trăm thứ thuế khác