Giúp mình 2 câu này với ạ C1: So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa 2 tính phong hóa và bóc mòn C2: Các đai khí áp cao và các đai khí áp thấp trên Trái Đất được phân bố như thế nào? Tại sao có sự phân bố như vậy
2 câu trả lời
Chỉ tiêu Phong hóa lí học Phong hóa hóa học Phong hóa sinh họcKhái niệm
Là quá trình phá hủy đá thành các khối vụn có kích thước to nhỏ khác nhau.
Là quá trình phá hủy đá và khoáng vật, chủ yếu làm biến đổi thành phần, tính chất hóa học của đá và khoáng vật.
Là sự phá hủy đá và các khoáng vật dưới tác động của sinh vật (vi khuẩn, nấm, rễ cây...).
Đặc điểm
Không làm biến đổi về màu sắc, thành phần khoáng vật, hóa học.
Biến đổi thành phần, tính chất hóa học của đá và khoáng vật.
Đá, khoáng vật bị phá hủy về mặt cơ giới và hóa học.
Tác nhân
- Sự thay đổi nhiệt độ.
- Sự đóng băng và tan băng.
- Tác động ma sát.
- Va đập của gió, sóng, nước chảy.
- Hoạt động sản xuất của con người.
- Nước và các hợp chất hòa tan trong nước.
- Khí cacbonic, ôxi.
- Axit hữu cơ của sinh vật thông qua các phản ứng hóa học.
Tác động của sinh vật (vi khuẩn, nấm, rễ cây...).
Kết quả
Đá bị rạn nứt, vỡ thành những tảng và mảnh vụn.
Tạo thành các dạng địa hình cacxtơ.
- Sản phẩm phong hóa một phần bị nước hoặc gió cuốn đi.
- Phần còn lại phủ trên bề mặt đá gốc tạo thành lớp vỏ phong hóa, tạo thành vật liệu cho quá trình vận chuyển và bồi tụ.
Câu 1:
Giống nhau:
- Đều là các quá trình ngoại lực.
- Tác động là làm cho các dạng địa hình bị biến đổi, phá vỡ địa hình do nội lực tạo nên các dạng địa hình mới.
Khác nhau:
- Quá trình phong hoá: phá huỷ và làm biến đổi các loại đá và khoáng vật do sự tác động của sự thay đổi nhiệt độ của nươc, oxi, cacbonic, các loại axit có trong thiên nhiên và sinh vật
- Quá trình bóc mòn: quá trình các tác nhân ngoại lực như nước chảy, sóng biển, băng hà, gió... làm chuyển dời các sản phẩm phong hoá khỏi vị trí ban đầu vốn có của nó.
Câu 2:
Sự phân bố các đai khí áp:
– Khí áp được phân bố trên Trái Đất thành các đai khí áp thấp và khí áp cao từ xích đạo về cực.
+ Các đai khí áp thấp nằm ở khoảng vĩ độ 00 và khoảng vĩ độ 600 Bắc và Nam.
+ Các đai khí áp cao nằm ở khoảng vĩ độ 300 Bắc và Nam và 900 Bắc và Nam ( cực Bắc và cực Nam).