Giúp mìk vs ạ Soạn bài " Muốn làm thằng Cuội "

2 câu trả lời

I.Tìm hiểu chung:

Bố cục:

- Câu 1, 2 : Tâm trạng trước cuộc sống thực tại.

   - Câu 3, 4 và 5, 6 : Ước muốn nhà thơ.

   - Hai câu cuối : Cảm xúc khi xuống thế gian.

Câu 1:

Tản Đà chán trần thế vì bế tắc, bất hòa sâu sắc với xã hội. Xã hội ta thời đó tù hãm, uất ức, đất nước mất chủ quyền những kẻ hãnh tiến thi nhau ganh đua. Ông buồn vì phận tài hoa mà lận đận, không đủ sức thay đổi hiện thực bi kịch.

Câu 2:

- “Ngông” là thái độ bất cần đời, là dám làm điều trái lẽ thường, không sợ lời đàm tiếu, đó là thái độ phóng túng coi thường khuôn phép trói buộc cá tính.

   - Cái ngông của Tản Đà chính là ước muốn làm thằng Cuội, muốn lên Cung Trăng, những ước muốn người thường không dám mơ tới. Cảnh tượng vẽ ra chị Hằng cùng nhà thơ bầu bạn, trò chuyện gió mây, mọi thứ đều như hư ảo.

Câu 3:

Hình ảnh cuối bài thơ là cái cười. Cái cười ở đây là cái cười mãn nguyện khi thoát li được trần thế, khi thỏa mãn ước vọng làm thằng Cuội. Cười ở đây cũng là cười chế giễu cuộc đời trần tục đầy xấu xa, chật hẹp với tâm hồn thi sĩ

Câu 4:

Những yếu tố nghệ thuật tạo nên sức hấp dẫn của bài thơ :

   - Sự bay bổng của một tâm hồn thi sĩ lãng mạn.

   - Thể thơ thất ngôn bát cú mà lời thơ tự nhiên, giản dị, phóng khoáng.

   - Giọng điệu khi than thở, khi cầu xin, khi đắc ý làm bài thơ vui tươi, linh hoạt.

II.Luyện tập

Câu 1:

Phép đối cặp câu 3 – 4 và 5 – 6 :

   - Câu 3 – 4 : đối về hình ảnh và về lời : cung quế - cành đa ; đã ai ngồi đó chửa – xin chị nhắc lên chơi.

   - Câu 5 – 6 : đối về ý là chính.

Câu 2:

+ Ngôn ngữ trong Qua Đèo Ngang trang trọng, cổ điển còn trong Muốn làm thằng Cuội lại tự nhiên, giản dị hơn.

+ Giọng điệu : Qua Đèo Ngang mang giọng buồn thương man mác, Muốn làm thằng Cuội lại thể hiện một giọng ngông nghênh, hóm hỉnh.

 #Chúc bn học tốt ạ 

Bố cục:

   - Câu 1, 2 : Tâm trạng trước cuộc sống thực tại.

   - Câu 3, 4 và 5, 6 : Ước muốn nhà thơ.

   - Hai câu cuối : Cảm xúc khi xuống thế gian.

Câu 1

-Sống trong xã hội thực dân phong kiến tàn tác, bất nhân

-Mang nỗi nhục mất nước, nỗi buồn vì bản thân rơi vào cảnh long đong, lận đạn, bế tắc

-Tản Đà vốn phóng túng, lãng mạn không bằng lòng với cuộc sống tù túng đó.

-Bản thân ông không đủ sức thay đổi thực tại bi kịch.

Câu 2.

- Ngông là làm những việc trái với lẽ thường, khác với mọi người xung quanh mình.

- Trong bài thơ này, cái ngông đó bộc lộ trong:

+ Ý muốn được làm thằng Cuội, bỏ quách trần gian lên cung trăng cùng sống bên chị Hằng, bầu bạn vui cùng gió cùng mây trông xuống cõi người mà cười cợt.

+ Tuy nhà thơ gọi Hằng Nga là chị, tự xưng mình là em nhưng giọng điệu bài thơ không khỏi ít nhiều có tình ý lơi lả, ý vị cợt đùa.

⟹ Tản Đà một hồn thơ "ngông" giữa cái tỉnh và cái điên, giữa cõi thực và cõi mơ thể hiện cá tính, thái độ sống của ông trước cuộc đời đầy bất công, ô trọc. Phía sau cái "ngông" của ông là nhân cách hơn người.

Câu 3

- Hình ảnh “tựa nhau” giữa nhà thơ cùng chị Hằng mới lãng mạn làm sao.

- Cái "cười" ở đây của Tản Đà được mang nhiều ý nghĩa

   + Cười thể hiện niềm vui được thỏa mãn mơ ước lên cõi mộng tưởng

   + Cười vì nhà thơ thấy thế gian ông từ bỏ vẫn là trần tục tầm thường, buồn chán

   + Cười thể hiện sự mỉa mai, giễu cợt khi Tản Đà ở vị trí cao hơn cõi trần ông đang sống.

Câu 4

Yếu tố tạo nên sức hấp dẫn của bài thơ nằm ở:

   + Trí tưởng tượng sáng tạo, bay bổng của nhà thơ

   + Cảm xúc dồi dào, ngòi bút phóng khoáng đã tạo ra cuộc trò chuyện tưởng tượng lý thú, hấp dẫn

   + Thái độ sống "ngông" của tác giả tạo ra giọng điệu ngang tàng khác thường

+ Có những cách tân mới khi thể hiện cái "tôi"- khác với thơ Đường cổ điển.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm