Giới thiệu về một tác giả , một nghệ nhân , một người nổi tiếng mà em yêu thích ( Văn Thuyết Minh Lớp 8 )

2 câu trả lời

Thuyết minh về tác giả Nguyễn Trãi

          Trong lịch sử Việt Nam, Nguyễn Trãi là một nhân vật lịch sử có tên tuổi, được biết đến với trí võ song toàn. Trí tuệ, tài năng và phẩm chất của ông là ánh sao khuê không bao giờ lụi tắt, soi sáng tới tận muôn đời sau. Không chỉ đóng góp cho cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược, góp phần lập ra nhà Hậu Lê, ông còn để lại sự nghiệp văn chương đồ sộ với những áng văn chương mẫu mực, văn chính luận sắc bén. Nguyễn Trãi (1380–1442) hiệu là Ức Trai. Ông sinh ra trong một gia đình có truyền thống khoa bảng và yêu nước, nhiều đời làm quan. Cha ông là Nguyễn Phi Khanh. Mẹ ông là Trần Thị Thái, con gái quan Tư Đồ Trần Nguyên Đán. Quê gốc Nguyễn Trãi ở Hải Dương, đây cũng là nơi mà sau này ông quy về ở ẩn. Nguyễn Trãi từ nhỏ đã phải chịu nhiều bi kịch, cuộc đời ông sau này cũng chịu rất nhiều thăng trầm và đỉnh điểm nhất là vụ án oan làm cho gia đình ông bị tru di tam tộc. Năm ông lên 5 tuổi đã phải chịu cảnh mồ côi mẹ. Sau đó không lâu, ông ngoại cũng qua đời. Ông về ở với cha tại quê nội ở làng Nhị Khê. Cuộc đời của ông là một chuỗi những gian nan, thử thách. Năm 1400, sau khi lên ngôi Vua, Hồ Quý Ly mở khoa thi. Nguyễn Trãi ra thi, ông đỗ Thái học sinh (tiến sĩ) năm 20 tuổi nên hai cha con cùng làm quan. Năm 1406, nhà Minh đem quân sang xâm lược nước ta. Nhà Hồ đem quân ra chống cự, nhưng bị đánh bại. Hậu quả là đất nước bị giặc Minh chiếm đóng. Cha con Hồ Quý Ly và một số triều thần trong đó có Nguyễn Phi Khanh bị bắt và bị đưa về Trung Quốc. Vào thời điểm tiễn biệt cha của mình, Nguyễn Trãi đã đau đớn nghe lời cha quay trở lại, tìm được con đường cứu nước để nhân dân không phải chịu cảnh lầm than, tủi nhục. Sau đó ông đi theo và phò tá cho Lê Lợi. Ông thể hiện được tài năng thao lược quân sự của mình khi hiến kế cho Lê Lợi : đánh vào lòng người là chính. Vào thời điểm khi lực lượng quân sự của chúng ta còn yếu thì đây chính là quốc sách. Trong kháng chiến, Nguyễn Trãi đã chủ trương tận dụng và nhờ cậy vào sức mạnh toàn dân thì mới đánh được giặc, cứu được nước. Khi kháng chiến đã thắng lợi, ông cũng thấy rằng phải chăm lo đến đời sống nhân dân, thì mới xây dựng được đất nước trở nên phồn thịnh. Cả đời ông lúc nào cũng yêu nước thương dân và sống nhân nghĩa. Tuy nhiên vào năm 1442, vụ án oan “Lệ chi viên” giết vua đột ngột đổ xuống hãm hại ông. Ông và gia đình phải chịu tội chu di tam tộc bi thảm nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Mãi cho đến năm 1464, vua Lê Thánh Tông hạ chiếu minh oan cho Nguyễn Trãi, truy tặng quan tước ,tìm con cháu còn sót lại và bổ nhiệm làm quan. Ông đã để lại cho kho tàng văn học nhiều tác phẩm có giá trị. Về quân sự và chính trị có “Quân trung từ mệnh tập” gồm những thư từ do ông viết trong việc giao thiệp, đàm phán với quân Minh. Những thư này là những tài liệu cụ thể chứng minh đường lối ngoại giao khôn khéo của ông. Chính nhờ lối đánh vào lòng người, Nguyễn Trãi làm cho quân Lam Sơn không mất xương máu mà hạ được rất nhiều thành ốc của địch. "Bình ngô đại cáo” là áng "thiên cổ hùng văn" trong lịch sử , tổng kết cuộc kháng chiến mười năm chống quân Minh và mở ra một kỉ nguyên mới cho nước nhà, được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của nhân dân... Về văn học, Nguyễn Trải có "Ức trai thi tập”, “Quốc Âm thi tập". "Quốc Âm thi tập" được viết bằng chữ Nôm, đánh dấu sự hình thành của nền thơ ca Tiếng Việt. Ông là người đặt nền móng cho thơ Nôm trong hàng nghìn, vạn văn chương chữ Hán dày đặc đương thời. Ngoài ra thơ văn của ông còn thấm nhuần tư tưởng nhân nghĩa, triết lí thế sự và tình yêu thiên nhiên cũng như tư tưởng nhân nghĩa mang nội dung yêu nước, thương dân. Đó dường như là tư tưởng cả đời của ông. Thơ Nguyễn Trãi thể hiện những triết lí thế sự sâu sắc mà giản dị ,những trải nghiệm đau đớn về cuộc đời. Và trong thơ của ông còn tràn đầy tình yêu thiên nhiên, lối sống giản dị. Nguyễn Trãi là một nhân vật lịch sử lỗi lạc trong lịch sử Việt Nam, ông chẳng những góp phần đóng góp cho sự nghiệp độc lập của dân tộc trong lịch sử giữ nước mà còn góp phần xây đắp nền móng vững chãi cho văn học dân tộc. Tư tưởng chính của Nguyễn Trãi là nêu cao tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân, gắn bó thiết tha với cảnh vật thiên nhiên đất nước, thể hiện tình yêu ngôn từ Việt nồng thắm đáng khâm phục. Tâm hồn và sự nghiệp của ông mãi mãi là vì sao sáng như Lê Thánh Tông truy tặng "Ức Trai tâm sáng tựa sao Khuê".

* Bn tham khảo nhé*

Nam Cao (1915/1917- 28 tháng 11 năm 1951) là một nhà văn người Việt Nam. Ông là nhà văn hiện thực lớn (trước Cách mạng), một nhà báo kháng chiến (sau Cách mạng), một trong những nhà văn tiêu biểu nhất thế kỷ 20 . Nam Cao có nhiều đóng góp quan trọng đối với việc hoàn thiện phong cách truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam ở nửa đầu thế kỷ 20.

Nam Cao từng làm nhiều nghề, chật vật kiếm sống và đến với văn chương đầu tiên vì mục đích mưu sinh. Năm 18 tuổi vào Sài Gòn, ông nhận làm thư ký cho một hiệu may, bắt đầu viết các truyện ngắn Cảnh cuối cùng, Hai cái xác. Ông gửi in trên tuần báo Tiểu thuyết thứ bảy, trên báo Ích Hữu các truyện ngắn Nghèo, Đui mù,Những cánh hoa tàn, Một bà hào hiệp với bút danh "Thúy Rư". Có thể nói, các sáng tác "tìm đường" của Nam Cao thời kỳ đầu còn chịu ảnh hưởng của trào lưu văn học lãng mạn đương thời.

Trở ra Bắc, sau khi tự học lại để thi lấy bằng Thành chung, Nam Cao dạy học ở Trường tư thục Công Thành, trên đường Thụy Khuê, Hà Nội. Ông đưa in truyện ngắn Cái chết của con Mực trên báo Hà Nội tân văn và in thơ cùng trên báo này với các bút danh Xuân Du, Nguyệt.

Năm 1941, tập truyện đầu tay Đôi lứa xứng đôi, tên trong bản thảo là Cái lò gạch cũ, với bút danh Nam Cao do Nhà xuất bản Đời mới Hà Nội ấn hành được đón nhận như là một hiện tượng văn học thời đó. Sau này khi in lại, Nam Cao đã đổi tên là Chí Phèo.

Phát xít Nhật thâm nhập Đông Dương, trường sở bị trưng dụng, ông rời Hà Nội, về dạy học ở Trường tư thục Kỳ Giang, tỉnh Thái Bình, rồi về lại làng quê Đại Hoàng. Thời kỳ này, Nam Cao cho ra đời nhiều tác phẩm. Ông in truyện dài nhiều kỳ như : Truyện người hàng xóm trên tờ Trung Bắc Chủ nhật, viết xong tiểu thuyết Chết mòn, sau đổi là Sống mòn...
Chúc bạn học tốt!! 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm