Giới thiệu hoa ngày tết ở Việt Nam (Không chép mạng ạ)

1 câu trả lời

Trong ngày tết cổ truyền dân tộc, trong nhà không thể không có một cành hoa mai. Thiếu cảnh hoa mai vàng trong ngày tết đến xuân về là thiếu cả một niềm vui lớn. Hoa mai từ lau đã gắn liền với cái tết Việt Nam như một biểu tượng của sự sum vầy và thịnh vượng.

Hoa mai thường gọi là mai vàng (hoàng mai). Hoa mai phân làm nhiều loại khác nhau. Mai có các loại như mai tứ quý , quế diệp hoàng mai, mai chiếu thủy. Mỗi loài mai mang một vẻ đẹp khác nhau, tạo nên vẻ đẹp đa sắc màu vô cùng quyến rũ của loài hoa này.

Trên thế giới có ít nhất là 50 loài mai vàng phân bố rải rác ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới, song chủ yếu tập trung nhiều nhất ở Đông Nam Á và châu Phi. Ở nước ta, mai vàng phổ biến nhất là mai vàng năm cánh. Chúng thường tập trung phân bố ở các vùng đồng bằng. Ở các vùng núi Tây Nguyên và miền Trung còn có loài mai núi nhỏ, lá dày, hoa nở vào mùa xuân.

Phổ biến nhất là mai vàng hay hoàng mai. Hoàng hoa được trồng hay mọc tự nhiên ở rừng còi hoặc rừng thưa. Họ Mai thân cao tới 6 mét, lá dày, hoa có cuống dài thường trổ vào thời gian Tết, 5 – 10 cánh vàng mỏng dễ rụng, nhiều tiểu nhụy, hoa có thể cho tới 10 trái màu đen hột cứng, vỏ cây có vị đắng, được dùng làm thuốc khai vị. Có người gọi mai vàng là Lạp Mai theo giả thuyết mai có nguồn gốc từ xứ Chân Lạp. Mai vàng còn có tên là Nam Chi, do thông thường trên một cành mai những hoa ở hướng Nam nở trước.

Mai đỏ hay mai tứ quý: cây nhỏ, thường được trồng làm kiểng do đài đồng trưởng màu đỏ hợp cùng những trái nhỏ nhân cứng màu đen trông đẹp mắt. Lá dày và cứng, bìa có răng, hoa 5 cánh vàng, nhiều tiểu nhụy, trổ quanh năm, màu đỏ thường thấy là của lá đài đồng trưởng, không phải là cánh hoa. Mai trắng hay bạch mai cao tới 25 mét, thân thẳng, vỏ cây có màu hơi đỏ khi bị tróc, thường được trồng. Hoa bạch mai có 4 cánh trắng nhỏ rất thơm, nhiều tiểu nhuỵ, trái có một hột cứng. Mai chiếu thuỷ cây nhỏ được trồng làm cảnh do cho lá đẹp và hoa thơm. Lá mỏng hai mặt nhạt màu, hoa nhỏ với 5 cánh trắng, cuống hoa dài rũ xuống.

Một cành mai “đẹp” toàn diện phải hội đủ các yếu tố sau đây: có cành Văn lẫn Võ (nhánh ngang, nhánh đứng) tượng trưng cho sự phối hợp cương nhu, cành Quân lẫn cành Thần (ngắn, dài) biểu hiệu cho nghi lễ, cành Phụ lẫn cành Tử (lớn, nhỏ) của tình cha con, hoa phải lưỡng phái, nghĩa là có nhụy đực lẫn nhụy cái nói lên sự cao quý của nghĩa phu thê. Người biết chơi hoa mai mua những nhánh có hoa còn phong nhụy, ước lượng làm sao để đến mùng một, mùng hai Tết thì hoa nở rộ. Những cành mai có dáng đẹp, với các hình dáng một gốc “lão mai” gốc to, da sần sùi, mọc rong rêu càng tốt, nhánh khẳng khiu và có thể có những hình thể như: Chân quỳ, Hạc bay, Phụng Hoàng,…

Tính chất thanh nhã của loài hoa này đã đi vào văn hóa của dân tộc Việt Nam. Nghệ thuật hội họa cũng chọn mai làm đề tài cho mùa Xuân hay cho ngày Tết. Thơ văn hay hội họa xoay quanh bốn loài cây quý, thường gọi là “tứ quý”: Mai, Lan, Cúc, Trúc mà hoa mai dẫn đầu. Các nhà nho thường trang trí bộ tranh họa ngày xưa nhiều kiểu khác nhau như mai bên hoa cúc, mai xen trong cành trúc hay mai lan song cặp,…

Bên cạnh là những dòng thơ ngắn bằng Hán tự, nét chữ bay bướm, nói lên ý nghĩa cao quý của mùa Xuân về với chúng ta. Phải chăng hoa mai đã phô sắc diễm kiều, hoa mai đã đóng góp một sắc thái văn hóa độc đáo cho dân tộc Việt Nam. Sự rực rỡ của màu hoa mai nở rộ trong ba ngày Tết thêm màu lá non nảy lộc tươi mát là điềm thịnh vượng, phát lộc, phát tài. Nó còn bao hàm ý nghĩa của sự hạnh phúc hay sung túc cho gia đình, đoàn thể hay một tổ chức thương mại nào đó nhân dịp đầu năm, khởi sự cho một chu kì mới của con người.

Hoa mai vàng nở là điềm lành trong ngày tết cổ truyền của dân tộc. Một cành mai kiểng thể hiện cả một quan niệm triết lý nhân sinh uyên thâm của người Việt. Cành mai phải hội tụ đủ tính âm, dương, thượng, hạ, tả, hữu,ngũ hành tương sinh tương khắc mới gọi là cảnh mai đẹp. Người Việt yêu mai trước hết là yêu cái sắc hoa thanh nhã, biểu tượng của sự may mắn và thịnh vượng. Tiếp đó, thân mai rắn rỏi, sức sống phi thường là biểu tượng cho cốt cách của người quân tử không bao giờ chịu khuất phục trước gió sương khắc nghiệt.