Giải thích thành ngữ " Có công mài sắt, có ngày nên kim" nói về sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất ?

2 câu trả lời

Nếu có công mài lâu ngày thì nhất định sẽ trở thành một cây kim nhỏ sáng bóng, hữu dụng. Câu này nhằm nhắn nhủ chúng ta phải hết sức kiên trì, nhẫn nại như một người cứ ngồi ngày này qua ngày khác mài mãi một thỏi sắt cho thành cây kim thì nhất định sẽ đạt đến thành công lớn lao, mĩ mãn trong công việc của mình.

Câu tục ngữ nhằm khuyên ta rèn luyện đức tính kiên nhẫn, không được nản chí. trong câu tục ngữ là sự đối lập mãnh liệt giữa hai vật thể, hai hình ảnh có quan hệ nhân – quả “Mài sắt – nên kim” tạo nên ý tưởng trên. Có hình dung được sự khó nhọc của công việc “mài sắt” và thành quả đạt được “nên kim”, chúng ta mới nhận thấy người làm công việc này, trước hết và cuối cùng phải rất kiên nhẫn và cần sự tự tin. Thiếu nó, đó chỉ là việc: “Dã tràng se cát biển Đông – Nhọc nhằn mà chẳng nên công cán gì”.

 @ fish 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm