Giải thích câu: Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối

2 câu trả lời

"Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối".

Từ trong thực tế, hiện tượng "ngày dài, đêm ngắn" (tháng 5) và ngày ngắn đêm dài" (tháng 10) do ảnh hưởng của sự tự quay quanh trục của Trái Đất và chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời nên sinh ra hiện tượng ngày đêm chênh lệch nhau giữa hai nửa cầu và các mùa trong năm.

- Vào tháng 6 (tháng 5 âm lịch): Do trục Trái Đất nghiêng và hướng nghiêng không đổi, ánh sáng Mặt Trời chỉ chiếu được một nửa (do Trái Đất có hình cầu), nửa cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời nên nó được chiếu sáng nhiều hơn nửa cầu Nam. Vì thế nên các địa điểm trên nửa cầu Bắc có ngày dài hơn đêm (ngày dài, đêm ngắn). Nước ta nằm ở nửa cầu Bắc nên đêm tháng năm ngắn, đúng với câu nói của nhân dân ta:"Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng".

- Vào tháng 12 (tháng 10 âm lịch): Vào mùa đông, do nửa cầu Bắc chếch xa Mặt Trời nên các địa điểm trên nửa cầu Bắc có ngày ngắn đêm dài. Nước ta nằm ở nửa cầu Bắc, do đó ngày ở tháng mười ngắn đúng với lời nói:"Ngày tháng mười chưa cười đã tối".

Câu tục ngữ liên quan đến hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa.
- Tháng 5 là thời kì mùa hè ở Việt Nam ( bán cầu Bắc), lúc này bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, Mặt Trời di chuyển từ chí tuyến Bắc xuống Xích đạo nên ngày dài hơn đêm.
- Tháng 10 là thời kì mùa đông ở Việt Nam (bán cầu Bắc), lúc này bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời, Mặt Trời di chuyển từ chí tuyến Nam xuống Xích đạo nên có ngày ngắn hơn đêm.