Giải thích câu ca dao đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng đêm tháng 10 chưa cười đã tối địa lí lớp 6jj

2 câu trả lời

Đây là hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa do vận động của Trái Đất quay quanh Mặt Trời gây ra.Sở dĩ có hiện tượng này là do khi chuyển động quanh Mặt Trời, trục Trái Đất luôn nghiêng một góc không đổi trên mặt phẳng quỹ đạo nên lần lượt từng nửa cầu nghiêng về phía phía Mặt Trời, còn nửa kia thì chếch xa.Ngày 22/6 ( Khoảng tháng 5 âm lịch) nửa cầu Bắc nghiêng về phía Mặt Trời nhiều nhất nên các địa điểm ở nửa cầu Bắc nhận được nhiều nhiệt nhất và thời gian ban ngày kéo dài nhất,thời gian ban đêm rất ngắn (Đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng) Tương tự như vậy, ngày 22 tháng 12( khoảng tháng 10 -11 âm lịch) bán cầu Bắc chếch xa mặt trời nhất nên có ngày rất ngắn (Ngày tháng 10 chưa cười đã tối)

             chúc e hok tốt

"Đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng, ngày tháng 10 chưa cười đã tối". Từ trong thực tế hiện tượng "Ngày dài, đêm ngắn" (tháng 5) và "Ngày ngắn đêm dài" (tháng 10) do ảnh hưởng sự tự quay quanh trục của Trái Đất và chuyển động của TĐ quanh Mặt Trời nên sinh ra hiện tượng ngày đêm chênh lệch giữa 2 nửa cầu và các mùa. - Vào tháng 6 (tháng 5 âm lịch): Do trục TĐ nghiêng và hướng nghiêng ko đổi, ánh sáng Mt chỉ chiếu đc một nửa TĐ (do TĐ hình cầu), nửa cầu Bắc ngả về phía MT nó được chiếu sáng nhiều hơn nửa cầu Nam nân các địa điểm trên nửa cầu Bắc có ngày dài hơn đêm (ngày dài, đêm ngắn).Nước ta nằm ở nửa cầu Bắc do đó đêm tháng 5 ngắn, đúng với câu nói của nhân dân ta:"Đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng" - Vào tháng 12( tháng 10 âm lịch): Vào mùa đông, do nửa cầu Bắc chếch xa MT nên các địa điểm trên nửa cầu Bắc có ngày ngắn đêm dài. Nước ta nằm ở nửa cầu Bắc do đó ngày ở tháng 10 ngắn đúng với lời nói " Ngày tháng 10 chưa cười đã tối".