“Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ, Giương mắt bé diễu oai linh rừng thẳm, Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm, Để làm trò lam mắt,thứ đồ chơi, Chịu ngang hàng với bầy thú dở hơi, Với cặp báo chuồng bên vô tư lự” Câu hỏi :Viết đoạn văn khoảng 12 câu theo phương pháp qui nạp phân tích khổ thơ trên, trong đoạn văn có sử dụng câu cảm thán và phép nối. ( Gạch chân câu cảm thán và từ ngữ dùng làm phép nối)

1 câu trả lời

 Từ " gậm" trong câu tho thật đặc biệt. Động từ “Gậm” đã diễn tả nỗi uất ức, gò bó, trói buộc và 1 cảnh ngộ tù túng, vô vị, không lối thoát. Các thanh trắc dồn cả vào đầu và cuối câu như kìm nén uất ức, bất lực, nhất là với 1 loài ưa tự do, tung hoành như hổ. Câu thơ đầu với những âm thanh chói tai, đặc quánh thì đến câu thứ hai lại buông xuôi như 1 tiếng thở dài với toàn những thanh bằng “Ta nằm dài...” như kéo dài thêm nỗi đau. Không phải ngẫu nhiên trong đoạn thơ tiếp theo, 6 câu thơ liền đều bộc lộ sự khinh thường  nhưng có lẽ niềm căm phẫn con người, giống người mới đủ sức tạo nên 1 giọng thơ hằn học như vậy.Bi kịch ấy được thể hiện rất rõ. Một chúa sơn lâm lừng lẫy mà phải chịu “sa cơ”, chẳng qua chỉ là sa cơ lỡ bước thôi nhưng thật trớ trêu là hổ lại biết suy nghĩ chứ không như bọn gấu “dở hơi” và cặp báo “vô tư lự” kia nên nó vô cùng ngán ngẩm. Vì vậy ta mới thấy con hổ có suy nghĩ nội tâm thật dữ dội. Bằng lối nói nhân hoá, giọng thơ tự sự cho ta thấy được thực tại buồn chán nhưng cũng đầy kiêu hãnh; nỗi khát khao tự do đang giằng xé nội tâm của hổ.  Bài thơ ra đời vào những năm 40 của thế khỉ XX. Khi ấy, đất nước ta đang chịu sự đô hộ của thực dân Pháp. Tâm trạng của cn hổ cũng là tâm trạng của người dân mất nước thơủ báy giờ.Thật đau xót cho tâm trạng của con hổ cũng là của con người! Một tâm trạng  uất ức, căm hờn, chán ngán, bất lực đã được nhà thơ diễn đạt rất thành công trong khổ thơ.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm