“Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt                                                              ( Nhớ Rùng - Thế Lữ)  1.Chép tiếp những dòng thơ để hoàn chỉnh khổ thơ trên ? Nêu nội dung chính của khổ thơ đó? 2. Em hiểu từ “Gậm” và“ khối căm hờn’ trong khổ thơ trên như thế nào?

1 câu trả lời

   1.

                            Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt,
                            Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua.
                            Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,
                            Giương mắt bé diễu oai linh rừng thẳm,
                            Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm,
                            Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi.
                            Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi,
                            Với cặp báo chuồng bên vô tư lự.

- Nỗi lòng của CON HỔ  là tâm sự của chàng thanh niên Thế Lữ. : mơ về cuộc sống tươi đẹp đã qua trong quá khứ. Đó cũng là tinh thần chung của thế hệ thanh niên trí thức tiểu tư sản thời đó , tâm trạng u uất, bất lực trước nổi đau của người dân mất nước.
Giàu cảm hứng lãng mạn và cảm xúc mãnh liệt, Nhớ Rừng đã lan toả một hồn thơ hối thúc và nhiều hình ảnh thơ đầy ấn tượng miêu tả vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng. Thành công của Thế  Lữ là đã thể hiện một trí tuởng tượng phong phú khi mượn hình ảnh con hổ trong vườn bách thú để nói hộ cho những tâm sự kín đáo sâu sắc của mình. Qua đó diễn tả nỗi chán ghét cảnh sống tù túng, đồng thời khơi lên tình cảm yêu nước của người dân thuở ấy. Và cũng qua đó khơi lên niềm khát khao tự do chính đáng. Khát khao được sống
 đúng với chính mình.

2.

 -Từ "Gậm" và "khối" trong câu thơ "Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt" [chứ không phải "ngậm"] thể hiện sự căm hờn của con hổ bị giam cầm. Khối- "một khối căm hờn"- sự căm hờn của chúa sơn lâm quá lớn, chất thành khối qua tháng năm, nó lớn đến mức con hổ có thể "gậm" được. Danh từ "khối" và động từ "gậm" đã gây nên ấn tượng mạnh, thể hiện được độ lớn của sự việc bằng một danh từ & động từ thường chỉ với đồ vật.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm