Em hiểu như thế nào về kế thanh giã(vườn không nhà chống) trong 3 lần đánh giặc Nguyên Mông của nhà Trần
1 câu trả lời
Ở thế kỷ XIII, trong vòng ba chục năm, quân và dân Đại Việt đã tiến hành liên tiếp ba cuộc kháng chiến, giành thắng lợi oanh liệt trước một đối thủ xâm lược hùng mạnh và tàn bạo vào bậc nhất trong lịch sử lúc đó, đế quốc Mông - Nguyên. Nhiều nhà sử học trên thế giới và trong nước đã, đang và sẽ còn nghiên cứu, phân tích ngày càng rõ ràng, chính xác hơn về 3 cuộc kháng chiến quyết liệt và tài tình của dân tộc Đại Việt.
Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ xin dẫn lại ý kiến tổng kết của chính Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn – vị quốc công tiết chế, “linh hồn” của ba cuộc kháng chiến chống Nguyên vĩ đại. Khi Hưng Đạo Vương đã lui về nghỉ ở Vạn Kiếp và lúc sắp mất, nhà vua vẫn còn hỏi ý kiến của Vương về sách lược giữ nước.
Theo Đại Việt sử ký toàn thư: Tháng Sáu (âm lịch) năm Canh Tý (1300), Trần Hưng Đạo ốm nặng. Vua Trần Anh Tông ngự tới nhà thăm, hỏi rằng: “Nếu có điều chẳng may, mà giặc phương Bắc lại sang xâm lược thì kế sách như thế nào?”. Ông trả lời: “Ngày xưa Triệu Vũ Đế (tức Triệu Đà) dựng nước, vua nhà Hán cho quân đánh, nhân dân làm kế thanh dã (vườn không nhà trống), đại quân ra Khâm Châu, Liêm Châu đánh vào Trường Sa, Hồ Nam, còn đoản binh thì đánh úp phía sau.