Em hãy nêu nguyên nhân hậu quả của vấn nạn bạo lực học đường nhưng biện pháp khắc phục

2 câu trả lời

Nguyên nhân của vấn nạn bạo lực học đường :

- do bản thân học sinh bị sa ngã, tâm sinh lí thay đổi nên dễ bị bồng bột, tức giận, do thái độ của học sinh ko đúng mực. nên dễ gây ra các cuộc gây gổ

- do gia đình chưa thực sự quan tâm tới các em, do cách sống ko lành mạnh nên ảnh hưởng tới các em

- do nhà trường chưa nghiêm khắc trong việc răn đe các em vi phạm bạo lực...

Ngoài ra thì một số thông tin trên mạng xã hội có nội dung xấu phát tán làm nhận thức của các em bị sai lệch......

Hậu quả của bạo lực học đường: ảnh hưởng chủ yếu là tới bản thân các em

- ảnh hương tới bản thân học sinh bị hại : không chỉ sức khỏe mà còn là tinh thần: các em có thể bị thương tích, thậm chí bị ảnh hưởng tới tính mạng; tinh thần các em sa sút, hoang mang dẫn đến sợ giao tiếp mọi người, học hành sa sút,... dễ bị trầm cảm, tự tử, và nghiêm trọng hơn là tìm đến rượu bia, ma túy, các chất kích thích khác để giải tỏa tâm trạng, dẫn đến tệ nạn xã hội...

- ảnh hưởng tới học sinh đánh bạn: các em sẽ bị nhà trường kỉ luật, một số mang tiền án,... ảnh hưởng đến tương lai sau này của các em. Một số em thì bị chỉ trích thậm tệ, nên tinh thần của các em cũng bị hoang mang, bị ảnh hưởng từ các dư luận=> các em bị sốc tinh thần, cũng bị trầm cảm và nếu như không giúp các em ấy sửa sai, có lẽ, các em ấy dễ bị sa ngã hơn và có nhiều những suy nghĩ tiêu cực hơn...

Biện pháp khắc phục:

- bản thân các em học sinh phải thay đổi nhận thức, hành vi của mình, học tập tốt, tham gia những hoạt động tập thể, sống lành mành và hòa đồng với các bạn, ko nên xích mích, đánh lộn, gây mất đoàn kết dẫn đến bạo lực học đường....

- gia đình cần quan tâm tới các em nhiều hơn, có hướng giáo dục đúng đắn tới các em 

- nhà trường cần xử lí nghiêm minh những hành vi vi phạm và phát hiện sớm, sớm ngăn chặn những cuộc xích mích, đánh nhau. Không những thế còn cần động viên những em bị hại và giáo dục lại những em gây gổ đánh nhau để tình trạng này ko tiếp diễn nữa...

Ngoài ra cần tăng cường an ninh mạng, cha mẹ nên quản lí, kiểm soát những thông tin mà con cái xem trên mạng...

Chúc chủ tus học giỏi điểm cao và trở thành một người công dân gương mẫu nhé^^

Những HS bị bạo lực, nhất là bạo lực về tinh thần, bạo lực ngôn ngữ thường cảm thấy bị tổn thương, chán nản, lo âu, cô đơn, suy sụp… Sự sợ hãi hoặc nỗi ám ảnh. Thậm chí, tình trạng này có thể kéo dài suốt cuộc đời. Các em không dám ra ngoài chơi hoặc đến trường, không thể tập trung vào học hành.Kể cả những em chỉ chứng kiến chứ không tham gia hành vi bạo lực cũng bị ảnh hưởng. Chứng kiến những hành vi bạo lực khiến các em cảm thấy sợ hãi, và nếu thấy những kẻ gây ra bạo lực không bị trừng trị thì những em chứng kiến cũng có thể hùa theo số đông, ủng hộ hành vi này, và có nhiều khả năng trở thành kẻ có hành vi bạo lực trong tương lai.Những hậu quả mà bạo lực học đường gây ra kể cả thể xác hay tinh thần cũng đều trực tiếp ảnh hưởng đến công việc học tập cũng như tương lai của học sinh nếu không được can thiệp kịp thời.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm