em hãy hóa thân vào nhân vật người cô và kể lại cuộc đối thoại giữa người cô và chú bé hồng trong tác phẩm trong lòng mẹ

1 câu trả lời

Gần đến ngày giỗ thầy nó, tôi bèn gọi nó sang hỏi:

-Hồng, mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mợ mày không?

Vừa hỏi xong tôi thấy trong mắt nó hiện rõ lên hình ảnh mợ nó với vẻ mặt rầu rầu và nghĩ đến cảnh thiếu thốn một tình thương yêu ấp ủ từng phen, nó bỗng rớt nước mắt. Nhưng tôi thì cũng rõ biết nó đã nhận ra những ý nghĩ cay độc trong giọng nói và trên nét mặt của tôi. Rồi nó cúi đầu chẳng buồn đáp lại. Chẳng biết lý do gì, tôi chưa bao giờ có thiện cảm với mợ nó và nó cả. Cũng bởi mợ nó là người đàn bà góa chồng, bỏ nó đi "tha phương cầu thực" thì có gì đáng coi trọng cơ chứ. Tôi chỉ muốn cho nó biết rằng mợ nó là góa phụ, vì nợ cùng túng nên mới bỏ nó đi làm ăn xa, cả năm trời chả gửi cho nó lá thư báo tin, đến một món quà cũng chả có. Thằng Hồng cười rồi đáp lại:

-Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về

Tôi nghe thấy ghét, vẫn dùng cái giọng điệu vờ ngọt ngào ấy bảo nó: 

-Sao lại không vào? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu?

Tôi đưa cặp mắt chằm chằm nhìn nó. Thấy nó im lặng cúi đầu, biết rằng nó đã khóc, tôi vội vỗ vỗ vai nó cười mà nói:

-Mày dại quá cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ.

Rồi mắt nó ngấn lệ, nước mắt cứ thế chảy dài xuống hai gò má rồi chảy xuống cằm, đến cả cổ. Chắc nó vừa nghe thấy hai tiếng "em bé" mà tôi ngân dài ra để cho nó thấy được mợ nó chưa đoạn tang đã đi chửa đẻ với người khác, nó cũng đoán được phần nào. Thấy được nó như vậy, tôi chắc biết nó chẳng hề căm tức sao mợ nó lại vì sợ hãi những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em nhà nó, để sinh nở một cách giấu giếm trốn tránh như một kẻ giết người lúng túng với con dao vấy máu. Rồi đột nhiên thằng Hồng cười dài trong tiếng khóc, hỏi tôi:

-Sao cô biết mợ con có con?

Tôi miệng vẫn giữ nụ cười kể cho nó nghe: 

-Có một bà họ nội xa vào trong ấy cân gạo về bán. Bà ta một hôm đi qua chợ thấy mợ mày ngồi cho con bú ở một bên rổ bóng đèn. Mợ mày ăn vận rách rưới, mặt mày xanh bủng, người gầy rạc đi, thấy thế bà ta thương tình toan gọi hỏi xem sao thì mợ mày vội quay đi, lấy nón che...

Tôi còn chưa dứt câu, nó bỗng khóc nghẹn lên, khóc đến nỗi chẳng ra tiếng, khóc giống như muốn nuốt đi tất cả những thành kiến của tôi về mợ nó.

Tôi đổi giọng, lại vỗ vai nó, nhìn vào mặt nó, nghiêm nghị mà nói:

-Vậy mày hỏi cô Thông - tên người đàn bà họ nội xa kia - chỗ ở của mợ mày, rồi đánh giấy cho mợ mày, bảo dù sao cũng phải về. Trước sau cũng một lần xấu, chả nhẽ bán xới mãi được sao?

Tôi vờ tỏ sự ngậm ngùi thương xót thầy nó, chập chừng nói tiếp:

-Mấy lại rằm tháng tám là giỗ đầu cậu mày, mợ mày về dù sao cũng đỡ tủi cho cậu mày, và mày cũng phải có họ, có hàng, người ta hỏi đến chứ?

Nó lại tiếp tục im lặng, nước mắt vẫn còn rơi nhòe nhoẹt trên khuôn mặt đầy sự buồn tủi và căm tức ấy.

Mình không copy nhé, bởi vì tìm trên mạng đâu có đâu mà copy^^ Hy vọng bạn sẽ thích bài văn của mình

Câu hỏi trong lớp Xem thêm