Em hãy hoá thân thành hướng dẫn viên du lịch và giới thiệu đặc sản của tỉnh Đồng Nai
2 câu trả lời
Giới thiệu sơ qua về tỉnh Đồng Nai:
Tỉnh Đồng Nai nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Nam bộ[2], có diện tích tự nhiên là 5.907,2 km². Đồng Nai có tọa độ từ 10o30’03B đến 11o34’57’’B và từ 106o45’30Đ đến 107o35’00"Đ, có vị trí địa lý: Vị trí địa lý tỉnh đồng nai[liên kết hỏng]
- Phía đông giáp tỉnh Bình Thuận
- Phía tây giáp tỉnh Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh
- Phía nam giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
- Phía Đông Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng
- Phía Tây Bắc giáp Bình Phước
Tỉnh được xem là một tỉnh cửa ngõ đi vào vùng kinh tế trọng điểm Nam bộ - vùng kinh tế phát triển và năng động nhất cả nước. Đồng thời, Đồng Nai là một trong 4 góc nhọn của Tứ giác phát triển Thành phố Hồ Chí Minh - Bình Dương - Bà Rịa – Vũng Tàu - Đồng Nai. Dân cư tập trung phần lớn ở Biên Hòa với hơn 1 triệu dân và ở 2 huyện Trảng Bom, Long Thành.
Tỉnh lỵ của Đồng Nai hiện nay là thành phố Biên Hòa, cách Thành phố Hồ Chí Minh 30 km, cách Hà Nội 1.684 km theo đường Quốc lộ 1A. Đây là thành phố trực thuộc tỉnh có dân số đông nhất cả nước, với quy mô dân số tương đương với 2 thành phố trực thuộc trung ương là Đà Nẵng và Cần Thơ.
Một số đặc sản của tỉnh Đồng Nai:
Gỏi cá Biên Hòa
Gỏi cá Biên Hòa được làm từ nguyên liệu cá tươi sống. Miếng thịt cá tươi ngon được thái mỏng, tẩm ướp qua với các loại gia vị quen thuộc như riềng, hành, tỏi, sả, thính,..để giảm bớt mùi tanh của cá. Ăn cùng với gỏi cá là rất nhiều những loại rau quen thuộc của nơi đây như lá đinh lăng, lá sung, đọt cóc, đọt xoài…tạo nên hương vị tươi ngon cho món này. Vào những ngày hè nóng nực mà được thăm thú ruộng vườn mênh mông ở Đồng Nai và thưởng thức món ăn dân dã quen thuộc như gỏi cá thì không còn gì tuyệt vời hơn.
Cơm gà cá mặn
Ẩm thực Đồng Nai khá là phong phú trong cách chế biến các loại nguyên liệu có sẵn nơi đây. Món cơm gà cá mặn này bạn có thể bắt gặp ở những bữa cơm thường ngày hay những nhà hàng sang trọng ở Đồng Nai. Món cơm gà cá mặn ngon nhất khi được ăn nóng và thường được nấu trong nồi đất để có thể giữ nhiệt. Chỉ với những nguyên liệu quen thuộc như thịt gà, cá mắm nhưng món này được chế biến rất vừa miệng.
Lẩu lá khổ qua rừng
Khổ qua rừng mọc nhiều và rất dễ kiếm ở Long Khánh. Người dân nơi đây dùng nó làm nguyên liệu để nấu nhiều món như lẩu cá, lẩu sườn non hay tôm khô. Những lá khổ qua rừng có vị khá lạ nhưng khi chế biến cùng các món ăn thì lại có vị khá đặc biệt. Nồi lẩu cá có vị ngọt của cá lóc, vị đăng đắng của lá khổ qua tạo nên một món ăn dân dã nhưng cực kì ngon. Những món ăn dân dã như này làm cho đặc sản Đồng Nai càng thêm phong phú.
Chúc bạn học tốt!
Cho mình xin CTLHN nhé