Đường Trường Sơn có vị trí thế nào với hai miền Nam - Bắc của nước ta? Hãy nêu những khó khăn, vất vả của những anh bộ đội, những thanh niên xung phong khi vận chuyển hàng trên đường Trường Sơn?
2 câu trả lời
- Đường Trường Sơn là mạng lưới giao thông quân sự chiến lược chạy từ lãnh thổ miền bắc vào tới lãnh thổ miền nam ( của nước ta ) , đi qua miền trung , hạ Lào, và Campuchia.
- Những khó khăn, vất vả của những anh bộ đội, những thanh niên xung phong khi vận chuyển hàng trên đường Trường Sơn là: địch điên cuồng đánh phá, trút xuống hàng triệu tấn bom đạn và chất độc hóa học..
- Học tốt :D + Cho tớ cảm ơn + vote and trả lời hay nhất nhé
Đường Trường Sơn hay đường mòn Hồ Chí Minh (tiếng Anh: Ho Chi Minh trail) là mạng lưới giao thông quân sự, tuyến Hậu cần chiến lược chạy từ lãnh thổ miền bắc Việt Nam vào tới lãnh thổ miền nam Việt Nam, đi qua miền trung Việt Nam, hạ Lào, và Campuchia. Hệ thống này cung cấp binh lực, vật chất hậu cần và vũ khí khí tài để chi viện cho Quân Giải phóng miền Nam và Quân đội nhân dân Việt Nam trong 16 năm (1959–1975) của thời kỳ Chiến tranh Việt Nam. Binh đoàn Trường Sơn (đoàn 559) Quân đội nhân dân Việt Nam là đơn vị triển khai các đơn vị công binh, hậu cần, y tế, vận tải, bộ binh và phòng không để đảm bảo hoạt động của hệ thống đường này. Đường Trường Sơn còn được những người lính trong cuộc chiến gọi là Tuyến lửa.
Ở Việt Nam, hệ thống đường này đặt tên là Đường Trường Sơn, lấy tên của dãy Trường Sơn – dãy núi chạy dọc miền Trung Việt Nam, nơi hệ thống này đi qua. Về sau, hệ thống này có thêm tên gọi Đường mòn Hồ Chí Minh (hoặc QL15), tên gọi này (Ho Chi Minh trail) có nguồn gốc từ Mỹ.[1]
Trong chiến tranh Việt Nam, lực lượng quân sự Mỹ và quân đội Sài Gòn đã đánh phá hệ thống giao thông này bằng một loạt các chiến dịch bộ binh và không quân. Hàng triệu tấn bom đã được Mỹ ném xuống. Một hệ thống máy móc điện tử, thường được gọi là Hàng rào Điện tử McNamara, đã được sử dụng để giúp hướng dẫn máy bay ném bom. Ngoài ra, chất độc màu da cam cùng một số loại chất độc diệt cỏ khác đã được rải xuống nhiều vùng rừng trên đường Trường Sơn làm trụi lá cây, các dự án tạo mưa và các chất hóa học tạo bùn cũng được Mỹ sử dụng để phá đường. Bất chấp tất cả những biện pháp đó, đường Trường Sơn vẫn không bị cắt đứt mà ngày càng trở nên tinh vi và hoàn thiện hơn. Theo văn bản lịch sử chính thức của Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ (National Security Agency), đường Trường Sơn được quân đội Hoa Kỳ coi là "một trong những thành tựu vĩ đại của nền kỹ thuật quân sự ở thế kỷ 20."[2]
Ngày nay, tuyến tây Trường Sơn (địa phận Lào) nhiều nơi đã thành vùng bỏ hoang, một vài điểm được xây dựng trở thành di tích lịch sử.