đóng vai giôn-xi kể lại chiếc lá cuối cùng

2 câu trả lời

Tôi là Giôn-xi – nhân vật chính trong câu chuyện Chiếc lá cuối cùng của nhà văn nổi tiếng người Mĩ O.Hen-ri. Tôi và Xiu là hai họa sĩ trẻ, nghèo. Thời điểm câu chuyện xảy ra trong tác phẩm là tháng mười một, khi gió lạnh mùa đông tràn về. Ngày ấy, tôi có một chị bạn vô cùng thân thiết tên là Xiu. Xiu tốt bụng và giúp đỡ tôi rất nhiều trong cuộc sống khốn khó lúc ấy. Chúng tôi có một người bạn già, người sống ở tầng trên của khu gác mái tên là Bơ-men. Cụ Bơ-men cũng có một niềm đam mê rất lớn tới nghệ thuật nhưng có lẽ cụ chưa tìm được nguồn cảm hứng sáng tác. Trong phòng cụ có một tấm vải vẽ căng ra đã từ lâu lắm và ông cụ suốt ngày có vẻ say khướt.

Trong thời tiết lạnh buốt của mùa đông nước Mĩ, tôi bị bệnh sưng phổi. Hàng ngày, tôi bị những con ho dữ dội tưởng chừng như không dứt hành hạ. Hàng ngày, chị Xiu chăm lo cho tôi rất chu đáo mặc dù tôi đã hoàn toàn đầu hàng trước căn bệnh nguy hiểm ấy. Tôi đã rất biết ơn và cảm phục tấm lòng của chị. Chị không đầu hàng như tôi mà luôn động viên, chăm sóc tôi, Xiu còn lo tiền để chữa bệnh cho tôi. Bên cạnh đó, cụ  Bơ-men cũng thường xuống động viên tôi, cụ không vui khi thấy một con bé như tôi đã không còn nghị lực sống. 

Phần vì bị bệnh nặng, phần vì nghèo không có tiền thuốc thang nên tôi không thiết sống nữa, mặc cho Xiu động viên, chăm sóc. Hàng ngày, tôi cứ nằm quay ra ngoài cửa sổ, nhìn những chiếc lá rụng dần từng chiếc một trên cây thường xuân leo bám vào tường gạch phía trước mặt. Mỗi lần có chiếc lá rơi, tôi lại đếm số lá còn lại và chờ khi nào chiếc lá cuối cùng rụng nốt thì tôi cũng buông xuôi lìa đời. Tôi nói ý nghĩ ấy với Xiu, chị ôm lấy tôi vào lòng an ủi:

– Con mèo con của chị… Em đừng nghĩ vớ vẩn như thế. Bác sĩ nói em sắp bình phục rồi.

Tôi biết đó chỉ là lời nói dối. Xiu đi lấy thuốc cho tôi, chị gặp cụ Bơ- men, nói gì đó với cụ. Tôi lại thấy cụ mắng tôi rất lớn:

– Ngu ngốc! Thật là con bé ngu ngốc! Ai lại đi gắn đời mình vào những chiếc lá ngớ ngẩn!

Đêm hôm ấy, mưa gió dữ dội. Tôi nghe ngoài trời từng đợt lá rào rạt rơi. Tôi biết, ngoài kia, chiếc lá thường xuân cuối cùng sắp rụng. Tôi chỉ chờ đến ngày mai nhìn thân cây trơ trụi để trút hơi thở cuối cùng.

Sáng hôm sau, tôi thức dậy thấy chị Xiu vẫn ngủ gục trên bàn: tối qua có lẽ chị đã thức khuya lắm để chăm tôi. Chị Xiu thức dậy, lại gần hỏi xem tôi có cần gì không. Tôi không nhìn Xiu, lạnh lùng bảo chị kéo tấm rèm lên. Xiu uể oải, chán chường và lo lắng căng thẳng miễn cưỡng kéo tấm rèm lên. Tôi nhìn ra ngoài cửa sổ, nhưng lạ thay, ngoài kia một chiếc lá thường xuân vẫn còn đó!  Đó là một chiếc lá mà ở gần cuống còn giữa màu xanh sẫm, rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa, chiếc lá vẫn dũng cảm treo bám vào cành cách mặt đất chừng hai mươi bộ. Và tôi đã quả quyết với chị Xiu rằng ngay hôm nay chiếc lá cuối cùng ấy sẽ rụng, và ngay lúc đó tôi cũng sẽ chết. Nghe tôi nói như vậy, chị Xiu không nói gì mà chỉ cúi khuôn mặt hốc hác xuống gần gối và an ủi rằng tôi hãy nghĩ đến chị ấy mà cố gắng sống. Tôi không đáp lại lời của chị Xiu, vì trong sâu thẳm của cõi lòng, ý nghĩ về cái chết đang choán hết tâm trí tôi. Ngày hôm đó trôi qua thật nặng nề, và chúng tôi vẫn nhìn thấy chiếc lá thường xuân đơn độc níu vào cái cuống của nó trên tường. Thế rồi, lúc hoàng hôn buông xuống, gió bấc lại ào ào, mưa đập mạnh vào cửa sổ và rơi lộp độp xuống đất. Trong đêm mưa gió bão bùng ấy, tôi chắc mẫm rằng chiếc lá thường xuân cuối cùng sẽ rơi xuống. Thế nhưng, sau một đêm mưa tuyết dữ dội mà chiếc lá thường xuân gan góc vẫn bám trên bức tường gạch như chưa từng có chuyện gì xảy ra. Trận mưa giông dữ dội đêm qua không làm chiếc lá mất đi thì tại sao tôi lại vội rời bỏ cuộc sống tươi đẹp? Rời bỏ ước mơ trở thành họa sĩ? Rời bỏ Xiu yêu quý của tôi? Tôi nhìn sang Xiu, chị cũng đang kinh ngạc trân trân nhìn chiếc lá. Tôi vui vẻ bảo chị lấy tôi chút chút rượu nhẹ. Xiu sung sướng rời khỏi phòng.

Dần dần, tôi đã dần hồi phục, tinh thần tôi phấn chấn hơn, tôi đã muốn ăn và có thể ăn một chút ít. Tôi còn muốn vẽ, điều mà lâu nay dường như tôi đã lãng quên. Xiu rất vui vì điều đó. Thế nhưng, một hôm, Xiu vào phòng và đã thông báo với tôi một tin mà tôi không hề nghĩ tới:

– Con mèo con của chị…! Cụ Bơ-men đã mất rồi. Mất vì bệnh viêm phổi. Vào cái đêm mưa gió hãi hùng hôm trước, người ta tìm thấy cụ khi người cụ đã ướt mềm. Sau đêm ấy, cụ nằm liệt giường và vừa mất sáng nay. Dưới chân tường trước cửa sổ phòng chị em mình – Xiu hướng ánh mắt đến chiếc lá thường xuân bất động – người ta thấy rơi vãi những chiếc bút vẽ, những bảng màu… Giôn-xi! Có bao giờ em thắc mắc tại sao không bao giờ em thấy chiếc lá cuối cùng rung động…? Cụ Bơ-men đã vẽ nó vào cái đêm tất cả những chiếc lá khác rời cành.

Nói rồi Xiu khóc nức nở. Tôi trân trân nhìn chiếc lá cuối cùng. Lòng trào lên niềm một xúc động vô bờ.

Giờ đây, cuộc đời tôi đã sang trang mới, tôi đã là một họa sĩ có tên tuổi. Nhưng tôi không thể nào quên được người bạn thân thiết của mình – Xiu, đặc biệt tôi không bao giờ quên công lao của cụ Bơ-men. Chính cụ và chiếc lá thường xuân cuối cùng mà cụ đã phải hi sinh cả tính mạng để vẽ vào cái đêm mưa gió bão bùng đó đã cứu sống tôi, đã đem lại cho một con bé bệnh tật yếu ớt niềm tin và tình yêu cuộc sống. Để xứng đáng với cụ Bơ-men, từng ngày, tôi cố gắng để trở thành một họa sĩ tốt, dùng nghệ thuật để mang lại những màu sắc tươi vui cho cuộc sống, cho cuộc sống thêm phần ý nghĩa.




đóng vai giôn-xi kể lại chiếc lá cuối cùng

Tôi là một nữ họa sĩ nghèo đến từ nước Mỹ tên là Giôn-xi. Và đồng thời tôi là nhân vật chính câu chuyện “Chiếc lá cuối cùng” của tác giả O Hen-ri.

Xiu-một người bạn thân thiết của tôi, cùng sống với tôi trong một căn hộ rẻ tiền và cùng nghề nghiệp là họa sĩ. Cụ Bơ-men cũng là họa sĩ vô danh thuê phòng ở tầng dưới. Bốn chục năm nay cụ mơ ước cháy bỏng vẽ được một kiệt tác nhưng chưa thực hiện được và phải kiếm sống qua ngày bằng cách ngồi làm mẫu vẽ cho các họa sĩ khác. Mùa đông năm ấy, tôi không may mắn và đã mắc căn bệnh sưng phổi quái ác. Tôi không còn một chút động lực nào nữa, bệnh tật và nghèo đói mãi quấn lấy tôi khiến tôi suy nghĩ tiêu cực. Tôi nhìn ra bên ngoài của sổ, đếm từng chiếc là còn lại trên cây thương xuân, mang theo suy nghĩ khi chiếc lá thường cuân cuối cùng rụng xuongó thì tôi cũng buông xuôi, lìa đời.

 

Xiu và cụ Bơ-men đang lo lắng cho tôi. Khi tôi đang ngủ thì Xiu kéo tầm mành mành và ra hiệu cho cụ Bơ-men sang buồng bên cạnh. Sang đến nơi, họ sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ, nhìn cây thường xuân, lại nhìn nhau một lát nhưng chẳng buồn mở miệng.

 

Vào buổi sáng ngày hôm sau, khi tôi tỉnh dậy thì thấy Xiu đang ngồi thẫn thờ nhìn tấm mành mành đang kéo xuống. Tôi đã thều thào ra lệnh cho Xiu kéo tấm mành mành lên, tôi chờ đợi để xem chiếc lá cuối cùng đã rụng chưa, nếu không còn chiếc lá nào trên cây thường xuân đó, lúc ấy tôi sẽ phải nói chia tay với cuộc đời.

 

Xiu lo lắng cực độ khi tôi nhờ kéo mành lên nhưng vẫn làm theo lời tôi nói. Nhưng, ôi lạ thay! Vẫn còn một chiếc lá vẫn bám vững trên bức tường gạch qua một trận mưa gió phũ phàng, tưởng chừng như không dứt. Tôi nói với Xiu: “Chiếc lá đó sẽ là chiếc lá cuồi cùng mà thôi. Em cứ ngỡ rằng nó sẽ rụng vào đêm hôm qua. Em nghe thấy tiếng gió thổi rồi. Ngày hôm nay nó sẽ rụng và lúc đó em phải trút hơi thở cuối cùng, em phải rời bỏ chị, rời bỏ con đường trở thành một người họa sĩ”. “Ôi em thân yêu của chị! Tại sao em lại suy nghĩ như thế? Nếu em không còn nghĩ đến bản thân thì hãy nghĩ đến chị. Nếu em phải lìa xa cõi đời này, thì chị phải biết làm gì đây?” Xiu cúi khuôn mặt hốc hác xuống nói với tôi. Nhưng tôi không trả lời, tôi đang bận nghĩ đến cái chết sẽ đưa tôi đi đến nơi xa xôi bí ẩn nào.

 

Ngày hôm đó đã trôi qua và khi hoàng hôn nhường chỗ cho màn đêm buong xuống. Gió bấc lại ào ào, mưa vẫn đập mạnh vào cửa sổ nơi tôi đang nằm, từ trên mái hiên thấp kiểu Hà Lan tôi có thể nghe thấy tiếng mưa rơi lộp độp.

 

Trời vừa bừng sáng, tôi vẫn cứ đinh ninh cho rằng hôm nay chiếc lá sẽ rụng, ra lệnh cho Xiu phải kéo mành lên. Nhưng chiếc lá thường xuân vẫn cứ nằm đó như ngày hôm qua. Tôi nhìn chằm chằm vào chiếc lá một lúc lâu. Rồi tôi gọi Xiu đang quấy món cháo gà trên lò hơi đốt. “Em quả thật là một con bé không ngoan, chị Xiu yêu dấu của em ơi” Tôi lại nói tiếp, “Có lẽ một thứ ma lực nào đấy đã khiến cho chiếc lá vẫn mãi nằm ở đó để cho em biết em đã có một suy nghĩ ngu ngốc như thế nào. Tự hủy hoại bản thân mình là một tội. Giờ chị hãy giúp em lấy một ít cháo, chút sữa pha ít rượu vàng đỏ. Nhưng mà chờ đã, chị đưa giùm em cái chiếc gương tay kia, xếp mấy chiếc gối này ở quanh em để em có thể ngồi dậy mà xem chị nấu nướng.”

Khoảng một tiếng sau, tôi nói với Xiu: “Chị Xiu thân yêu của em, một ngày nào đó em sẽ vẽ được vịnh Na-plo và nhất định em sẽ cho chị xem.”

 

Chiều hôm đó, bác sĩ tới và khi ông ra về, Xiu đã kiếm cách để ra ngoài hành lang. “Tình hình của Giôn-xi đã chuyển biến khả quan hơn rồi”, bác sĩ bảo và cầm tay của Xiu, “Chăm sóc chu đáo thì cô ấy sẽ khỏe lại. Bây giờ tôi phải xuống thăm Bơ-men, là một nghệ sĩ thì phải. Ông cụ cũng đã già yếu nên bệnh tình ông đang rất phức tạp. Tôi cũng chẳng còn hi vọng gì đối với cụ. Hôm nay khác với mọi ngày, cụ sẽ được vào viện nằm và được chăm sóc chu đáo hơn”.

 

Hôm sau, bác sĩ bảo Xiu: “Giôn-xi đã thoát khỏi tình trạng nguy kịch và chị đã thắng. Giờ chị chỉ cần bồi dưỡng và chăm non cẩn thận cho cô ấy”. Buổi chiều hôm nay, Xiu rất sung sướng khi thấy tôi đang vui vẻ đan một chiếc khăn choàng màu xanh thẫm. đến bên giường tôi, cô ấy đã ôm lấy cả người tôi và những chiếc gối 

 

“Chị có chuyện này muốn nói với em, Giôn-xi thân yêu của chị”. Xiu nói với một khuôn mặt buồn rũ rượi.

 

Khi nghe Xiu nói xong, tôi phải dừng lại khoảng vài giây để xem mình có nghe nhầm hay không. “Con chuột bạch tội nghiệp của chị ơi, em đã nghe chị nói rồi đó. Chiếc lá cuối cùng trên cây thường xuân đó không phải là thứ ma lực nào cả. Mà đó chính là món quà cụ Bơ-men đã dành lại cho em.” Xiu lại nói tiếp, giọng nói của cô ngày càng đi xuống một cách nặng nề “Cụ ốm chỉ có hai ngày nhưng ngày hôm nay cụ đã đi mất rồi. Vì căn bệnh sưng phổi mãi đeo bám cụ. Bác bảo vệ đã thấy giày và quần áo của cụ ướt sũng vào đêm hôm qua, chẳng ai có thể hình dung được cụ đã đi đâu vào đêm mưa gió khủng khiếp như thế. Và rồi người ta đã thấy chiếc đèn vẫn còn thắp sáng, một chiếc thang bị lôi ra khỏi chỗ để của nó, vài chiếc bút lông rơi vung vãi và một bảng pha màu có màu vàng đỏ trộn lẫn với nhau. Này, kể đến đây thì em đã đoán ra được chiếc lá thường xuân cuối cùng ngoài cửa sổ đó được tạo ra bởi thứ ma lực nào chưa? Nó vẫn nằm yên trên bức tường đó, không rung rinh hoặc lay động khi gió thổi. Thứ ma lực đó chính là lòng hi sinh cao thượng, quên mình vì người khác của cụ Bơ-men. Cụ vẽ nó ở đấy vào cái đêm mưa gió phũ phàng mà chiếc lá cuối cùng đã rụng. Bức kiệt tác ấy đã được vẽ bằng tình thương bao la, không ngại hi sinh bản thân của cụ để cứu lấy em thoát khỏi mong ước được đến với cái chết.”

Tôi thành thật cảm phục cụ Bơ-men, cụ giúp tôi trở lại với cuộc sống không phải vì vật chất hay vì lợi ích của bản thân mà nó xuất phát từ tình yêu thương  cao cả giữa những con người nghèo khổ với nhau. Suy nghĩ xốc nổi của bản thân dẫn đến cái chết của cụ khiến tôi rất ân hận. Đồng thời tôi cũng  nhìn nhận lại sai lầm ở trong quá khứ mà rút ra được một bài học sức mạnh của lòng cao cả, sức mạnh của nghệ thuật chân chính. 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm