Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: CÂU CHUYỆN BÓ ĐŨA Ngày xưa, ở một gia đình kia, có hai anh em. Lúc nhỏ, anh em rất hòa thuận. Khi lớn lên, anh có vợ, em có chồng, tuy mỗi người một nhà nhưng vẫn hay va chạm. Thấy các con không yêu thương nhau, người cha rất buồn phiền. Một hôm, ông đặt một bó đũa và một túi tiền trên bàn, rồi gọi các con, cả trai, gái, dâu, rể lại và bảo: - Ai bẻ gãy được bó đũa này thì cha thưởng túi tiền. Bốn người con lần lượt bẻ bó đũa. Ai cũng cố hết sức mà không sao bẻ gãy được. Người cha bèn cởi bó đũa ra, rồi thong thả bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng. Thấy vậy, bốn người con cùng nói: - Thưa cha, lấy từng chiếc mà bẻ thì có khó gì! Người cha liền bảo: - Đúng. Như thế là các con đều thấy rằng chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh. Vậy các con phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Có đoàn kết thì mới có sức mạnh. (Theo Ngụ ngôn Việt Nam) 1 . Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên? (0,5 điểm) 2 . Trong câu chuyện, người cha bẻ gãy bó đũa bằng cách nào? (0,5 điểm) 3 .a. Thế nào là câu ghép? (0,5 điểm) b. Xác định câu ghép trong đoạn văn sau? (0.5 điểm) Ngày xưa, ở một gia đình kia, có hai anh em. Lúc nhỏ, anh em rất hòa thuận. Khi lớn lên, anh có vợ, em có chồng, tuy mỗi người một nhà nhưng vẫn hay va chạm. 4. Viết đoạn văn thuyết minh ngắn (khoảng 10 dòng) trình bày cấu tạo và công dụng của cây bút bi (2.0 điểm) Câu 02: II. LÀM VĂN: (6.0 điểm ) Kể lại một việc em đã làm khiến bố mẹ rất vui lòng Mình đang cần gấp ạ.
1 câu trả lời
câu 1:
phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là:
=> TỰ SỰ
câu 2:
người cha bẻ gãy bó đũa bằng cách bẻ từng chiếc đũa.
câu 3:
a, Câu ghép là câu do nhiều vế câu ghép lại, thường chúng ta ghép hai vế tạo ra câu ghép. Mỗi vế câu có cấu tạo giống một câu đơn (câu có đầy đủ một cụm Chủ – Vị), đồng thời thể hiện một ý có quan hệ chặt chẽ với ý của các câu khác
b, câu ghép => "anh có vợ, em có chồng, tuy mỗi người một nhà nhưng vẫn hay va chạm"
câu 4: mình chịu ạ nên xin 4 sao hoi ^^