Đọc đoạn văn sau: - Đồng bằng sông Cửu Long là do phù sa, cát sông Mê Công tải về và bồi đắp trong 6.000 năm qua. Trong quá trình bồi đắp đó, đúng là có lở có bồi nhưng bồi luôn nhiều hơn lở, theo đó Đồng bằng sông Cửu Long được bồi đắp lấn ra hướng biển Đông trung bình 16m/năm và mở rộng theo hướng Cà Mau trung bình 26m/năm. Tuy nhiên, khoảng 25 năm nay (từ 1992 trở về đây), sạt lở ngày càng gia tăng, tức là cũng có nơi lở nơi bồi nhưng sạt lở thắng thế hơn nhiều. Đặc biệt, kể từ 2005, đường bờ biển Đồng bằng sông Cửu Long đã chuyển từ tình trạng bồi lấn sang tình trạng sạt lở, thụt lùi. Hiện nay, khoảng 66%, tức hơn một nửa chiều dài bờ biển đang sạt lở, có nơi mỗi năm thụt lùi đến 50m, bờ sông thì sạt lở khắp nơi kể cả sông lớn, sông nhỏ, diễn ra trên diện rộng và không còn bình thường nữa. - Nguyên nhân chính là sự thiếu cát, phù sa do các đập thủy điện chặn lại và do khai thác cát trên sông Mekong ở tất cả các quốc gia từ Thái Lan, Lào, Campuchia, đến Việt Nam, trong đó nhiều nhất là ở Campuchia và Việt Nam. Theo số liệu của Ủy hội sông Mekong quốc tế so sánh giữa 1992 và 2014, tải lượng phù sa mịn của sông Mekong đã giảm 50%, từ 160 triệu tấn/năm xuống còn 85 triệu tấn/năm. Đối với bờ sông, khi bị thiếu phù sa dòng nước sẽ bị nhẹ hơn, dẫn đến chảy mạnh hơn (còn được gọi là “nước đói”). Nước đói phù sa có khuynh hướng ăn vào bờ và đáy sông để tự bù đắp, tự cân bằng động lực. Khai thác cát sẽ làm cho đáy sông sâu hơn thì bờ sông sẽ sụp đổ. Nếu chúng ta quan sát các vụ sạt lở bờ sông ở - Đồng bằng sông Cửu Long sẽ thấy các vụ sạt lở có một đặc điểm chung là trước khi sạt lở từ 1-2 ngày, thường có một vết nứt cách bờ sông khoảng 5m, chạy dài 80-100m. Sau đó toàn bộ đoạn bờ sông bị nứt bị trượt đổ ụp xuống sông. Điều này chứng tỏ sạt lở là do đất bị mất chân bên dưới do đáy sông bị sâu hơn trước đây và khối đất ở trên trượt theo một cung trượt xuống. Nguồn báo: Theo Danviet) Câu 1: Thực trạng sạt lở bờ sông từ năm 2005 đến nay đang diễn ra trên diện rộng ở đồng bằng sông Cửu Long như thế nào? Câu 2: Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng sạt lở đồng bằng sông Cửu Long ngày nay là gì?

2 câu trả lời

Câu 1: Thực trạng sạt lở bờ sông từ năm 2005 đến nay đang diễn ra trên diện rộng ở đồng bằng sông Cửu Long đã chuyển từ tình trạng bồi lấn sang tình trạng sạt lở, thụt lùi. Hiện nay, khoảng 66%, tức hơn một nửa chiều dài bờ biển đang sạt lở, có nơi mỗi năm thụt lùi đến 50m, bờ sông thì sạt lở khắp nơi kể cả sông lớn, sông nhỏ, diễn ra trên diện rộng và không còn bình thường nữa.

Câu 2: Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng sạt lở đồng bằng sông Cửu Long ngày nay là sự thiếu cát, phù sa do các đập thủy điện chặn lại và do khai thác cát trên sông Mekong và là do đất bị mất chân bên dưới do đáy sông bị sâu hơn trước đây và khối đất ở trên trượt theo một cung trượt xuống.

Câu 1: Thực trạng sạt lở bờ sông từ năm 2005 đến nay đang diễn ra trên diện rộng ở đồng bằng sông Cửu Long như thế nào?

Trả lời: Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích hơn 3,9 triệu ha, có địa chất rất phức tạp, trầm tích liên kết yếu có độ dày cao, tình hình xói lở rất phức tạp và có xu hướng ngày càng gia tăng.Một vấn đề nghiêm trọng nhất hiện nay là hiện tượng sạt lở không chỉ xảy ra vào mùa lũ mà còn xuất hiện cả ở mùa khô. Điều này vẫn đang diễn ra rộng khắp, từ các tuyến sông chính cho đến các hệ thống kênh, rạch, với mức độ sạt lở ngày càng lớn.

Câu 2: Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng sạt lở đồng bằng sông Cửu Long ngày nay là gì?

Đồng bằng sông Cửu Long có cấu tạo nền địa chất rất yếu, rất dễ bị tổn thương, nên bất kỳ một sự tác động nào của tự nhiên hay con người đều gây ảnh hưởng lớn đến vùng đất này. Tuy nhiên, do nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội, con người tác động ngày càng nhiều hơn vào thiên nhiên, khiến quá trình sạt lở trên các tuyến sông, kênh, rạch tại các tỉnh trong vùng diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Sạt lở không chỉ gây thiệt hại về tài sản, mà còn đe dọa đến tính mạng hàng triệu người dân sinh sống trong vùng nếu không có biện pháp ứng phó .

Câu hỏi trong lớp Xem thêm