Đọc đoạn thơ sau:" Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính" Nêu ngắn gọn vẻ đẹp của người lính trong đoạn thơ trên
1 câu trả lời
Bạn tham khảo nhé
1. Mở bài
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Khái quát nội dung tác phẩm
2. Thân bài
- Vẻ đẹp của sự cảm thông, chia sẻ sâu sắc những tâm tư thầm kín
- Thấu hiểu hoàn cảnh gia đình của nhau, thấu hiểu nỗi lòng riêng tư của người bạn lính, chia sẻ niềm thương nhớ, nặng lòng với quê hương bạn
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
- Hiểu được sự hy sinh thầm lặng, sự nhớ thương mong ngóng của những người ở hậu phương
+ Hình ảnh hoán dụ giếng nước, gốc đa gợi lên hình ảnh về quê hương, người thân nơi hậu phương của người lính
+ Họ cùng sống với nhau trong kỉ niệm, nỗi nhớ nhà, cùng nhau vượt lên nỗi nhớ đó để chiến đấu
3. Kết bài
- Nêu cảm nghĩ
Bài viết tham khảo
Đối với người nông dân, “ruộng nương”, “gian nhà” là những gì thân thuộc, gắn bó và quý giá nhất. Vậy mà anh đã gửi lại tất cả sau lưng để đi chiến đấu vì những điều cao cả, thiêng liêng hơn – độc lập, tự do.
Câu thơ hay vì có chữ “không” rất giàu sức gợi, nó vừa đủ để diễn tả cái nghèo, không khoa trương nhưng cũng không bi lụy. Trong từ láy “lung lay” ở cuối câu thơ ấy ta cảm nhận được sự trống trải, khó khăn của một gia đình vắng người trụ cột. Người lính cũng hiểu điều đó, lòng anh cũng lưu luyến muốn ở lại. Nhưng đứng trước cảnh xâm lăng, là một người con của Tổ quốc, anh đã đặt lòng yêu nước lên trên đát cả, đặt nghĩa chung lên trên tình riêng. Hai chữ “mặc kệ” đã thể hiện thái độ lên đường thật rõ ràng, dứt khoát ấy. Nó gợi cho ta nhớ đến hình ảnh những anh Vệ quốc đoàn trong bài “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi : “Người ra đi đầu không ngoảnh lại / Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.” Nhưng người lính của Chính Hữu vẫn còn nặng lòng với quê hương nhiều lắm. Từ “mặc kệ” kia không thể hiểu theo nghĩa phó mặc, mà theo ngôn ngữ của người lính chỉ là một sự hoãn lại, đợi chờ cách mạng thành công. Vì nếu vô tình thì ở nơi chiến trường, làm sao họ cảm nhận được từng cơn gió lạnh lùa vào gian nhà trống của gia đình mình. Làm sao họ cảm nhận được tình thương nhớ hồn hậu của quê hương. Hình ảnh ẩn dụ “giếng nước gốc đa” thường được sử dụng trong ca dao để nói về quê hương làng xóm.
Nhà thơ đã vận dụng tài tình chi tiết ấy, kết hợp với phép nhân hóa để gợi tả cảm giác phía sau người lính còn cả một gia đình, một hậu phương vững chắc đang chờ đợi. Ở đây chủ thể trong câu thơ không phải người lính, mà chính “giếng nước gốc đa” mới là chủ thể trữ tình. Đó là nơi họ sinh ra, lớn lên, dù có dứt khoát thế nào họ cũng không thể quên được. Chính cái thâm tình với hậu phương ấy đã biến thành động lực để người lính chiến đấu, không chỉ vì độc lập tự do cho Tổ quốc, mà còn để giải phóng quê hương. Và ở đây, nơi chiến trường, những người lính lại tìm được những tình cảm ấm áp và hồn hậu của quê nhà trong người bạn đồng chí của mình. Họ soi vào nhau, thấu hiểu và đồng cảm về tất cả. Tình đồng chí là bước đệm để nhà thơ mở ra vẻ đẹp tâm hồn của người lính : hy sinh thầm lặng vì Tổ quốc nhưng vẫn luôn nhớ về quê hương, gia đình ở hậu phương. Một loạt những từ ngữ “ớn lạnh”, “sốt run người”, “ướt mồ hôi” đã đặc tả những cơn sốt rét rừng khủng khiếp mà rất quen thuộc với người lính thời ấy. Nếu trong cuộc sống gia đình, anh được bàn tay dịu dàng của người mẹ, người vợ ân cần chăm sóc thì ở đây, bàn tay ấy được thay bằng bàn tay của đồng đội. Sự chăm sóc ấy có thể vụng về, nhưng vẫn tràn đầy sự quan tâm, thấm đẫm tình đồng chí. Câu thơ đang vươn dài bỗng rút ngắn lại, chuyển sang âm điệu chậm rãi của phép liệt kê, tái hiện lại cuộc sống thiếu thốn của đời lính. Đi kháng chiến, anh lính nông dân mang theo cả cái nghèo vào chiến khu. Quân đội ta ngày ấy thiếu thốn đủ thứ, từ quân lương, quân y đến quân phục, quân trang, quân dụng,… Thiếu cả đến cái phương tiện tối thiểu để giữ ấm bàn chân là đôi giày. Nhưng khi ta đọc đoạn thơ lên, cái khổ chỉ là một yếu tố phụ, vì tình đồng chí đã tỏa hơi ấm và tiếp thêm sức mạnh cho người lính. Cặp đối ứng “áo anh rách vai” – “quần tôi có vài mảnh vá” là gợi cái thiếu thốn nhưng thực chất lại mang ý nghĩa bổ sung. Tác giả miêu tả hai con người nhưng người đọc lại cảm thấy chỉ có một hình ảnh duy nhất – “đồng chí”.
“Đồng chí” không còn chỉ là tình cảm gắn bó keo sơn giữa những người lính mà đã trở thành một hình tượng có thực. Hình tượng ấy hóa thân vào những chi tiết nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống của người lính : “rách vai”, “có vài mảnh vá”, “chân không giày”. Ở Chính Hữu không còn sự khoa trương, tô vẽ như trong “Ngày về” : “Rách tả tơi rồi đôi giày vạn dặm / Bụi trường chinh phai bạc áo hào hoa”. Chất liệu hiện thực trong “Đồng chí” rất thật, thật tới mức trần trụi. Bài thơ lấy cảm hứng từ chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947 mà tác giả tham gia cùng đồng đội nên ông hiểu và cảm nhận được rất rõ cái gian khổ mà người lính phải chịu đựng. Nhưng trong hoàn cảnh đó, người lính vẫn “miệng cười buốt giá”. Tác giả đã rất tài tình khi tả nụ cười mà khiến người đọc cảm nhận được cái lạnh giá tê buốt của núi rừng mùa đông.
Hình ảnh ấy vượt qua cái khắc nghiệt của chiến trường để đọng lại trong ta một ấn tượng thật đẹp về tinh thần lạc quan, về khí phách anh hùng, về sức chịu đựng bền bỉ, về sự hy sinh âm thầm của người chiến sĩ. Nó gợi cho ta nhớ đến cái cười âm vang cả Trường Sơn của những người lính lái xe trong thơ Phạm Tiến Duật : “Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha”. Người lính có thể thiếu thốn về vật chất nhưng không hề thiếu thốn về tinh thần.