Đoạn văn cảm nhận của em về vẻ đẹp chung của chị em Thuý Kiều qua: "Vân xem trang trọng khác vời Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang Hoa cười ngọc thốt đoan trang Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da Kiều càng sắc sảo mặn mà So về tài sắc lại là phần hơn Làn thu thủy nét xuân sơn Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh"
2 câu trả lời
Vẻ đẹp của Thúy Vân, Thúy Kiều đã được Nguyễn Du khắc họa rõ nét qua đoạn trích Chị em Thúy Kiều. Trước hết, tác giả đưa ra giới thiệu cùng nhận định về hai chị em qua ước lệ mai, tuyết để khẳng định vẻ đẹp chung ở họ cũng như vẻ đẹp riêng qua cụm từ "mỗi người một vẻ". Hai người thiếu nữ xinh đẹp được Nguyễn Du vô cùng yêu thương. Về nhan sắc, Vân được nói đến với sự sang trọng, phúc hậu. Đặc tả vẻ đẹp của Vân, nhà thơ chú ý đến gương mặt tròn đầy, nụ cười cùng giọng nói đoan trang, mái tóc mềm mượt, làn da trắng. Tất cả cái đẹp ở Vân đều là kết tinh của thiên nhiên đất trời nên nàng được những hoa, tuyết yêu quý và sẵn sàng đứng sau cái đẹp của nàng với sự ngưỡng vọng. Bút pháp ước lệ đã giúp nhà thơ vẽ lên bức tranh người con gái xinh đẹp độ xuân thì làm xuyến xao cả thiên nhiên và lòng người. Ấy vậy mà nhan sắc ấy vẫn chưa sánh bằng nàng Kiều. Miêu tả tường tận cái đẹp của Vân, nhà thơ dùng thủ pháp đòn bẩy để tôn lên tài sắc ở Kiều. Với những từ như "càng, hơn" ta thấy được cái ưu ái tột cùng mà tác giả nói về Kiều. Đặc biệt, chân dung Kiều chỉ được gợi qua đôi mắt, lông mày nhưng đã đủ khiến ta hiểu về cái đẹp này. Trong thế đối sánh với thiên nhiên, thay vì hài hòa thì Kiều bị đố kí, ghen ghét và hờn giận. Bởi lẽ vẻ đẹp của nàng đã vượt quá quy chuẩn thông thường lại cộng thêm tài năng cầm kì thi họa thì người con gái ấy mấy ai sáng bằng. Ngòi bút ước lệ cùng thành ngữ "nghiêng nước nghiêng thành" giúp ta hiểu được nét đẹp toàn diện ở Kiều. Nhưng bức tranh hai người thiếu nữ đẹp không nhằm ngợi ca hay nói về sự yêu quý khôn cùng của tác giả, đó là bức tranh số phận của hai người con gái. Một bên là những ềm đềm, hạnh phúc vì hài hòa với tự nhiên, còn một bên là những muôn phần đắng cay mà những vần thơ tiếp của nhà thơ sẽ cho ta thấy điều đó.
CHI TIẾT
a. Bốn câu đầu: gợi tả vẻ đẹp Thúy Vân
- Câu thơ mở đầu: “Vân xem trang trọng khác vời” đã giới thiệu khái quát vẻ đẹp của Thúy Vân: một vẻ đẹp cao sang, quí phái.
- Bút pháp ước lệ tượng trưng, phép ẩn dụ, nhân hoá: “khuôn trăng”, “nét ngài”, “hoa cười ngọc thốt, “Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”
=> Vẻ đẹp của Thúy Vân là vẻ đẹp đầy đặn, phúc hậu; tính cách thì đoan trang, thùy mị: khuôn mặt đầy đặn, tươi sáng như trăng đêm rằm; lông mày sắc nét như mày ngài; miệng cười tươi thắm như hoa; giọng nói trong trẻo thốt ra từ hàm răng ngọc ngà là những lời đoan trang, thùy mị. Mái tóc của nàng đen mượt hơn mây, da trắng mịn màng hơn tuyết.
- Tác giả miêu tả Thúy Vân toàn vẹn, tinh tế từ khuôn mặt, nét mày, điệu cười giọng nói, mái tóc làn da.
- Dùng từ “xem” khéo léo giới thiệu trước một cách tế nhị thể hiện sự đánh giá chủ quan của người miêu tả, sắc đẹp của Thúy Vân là sắc đẹp tương đối, hài hòa.
- Nguyễn Du vừa miêu tả nhan sắc đã cho thấy ngay số phận nhân vật: “Mây thua..; tuyết nhường...” tạo hóa “thua” và “nhường” người đẹp này dễ sống lắm con người này sinh ra là để được hưởng hạnh phúc. Dự báo về một cuộc đời bình lặng, suôn sẻ, một số phận êm đềm
b. 4 câu tiếp: Gợi tả vẻ đẹp tài sắc vẹn toàn của Thúy Kiều
- Vân xinh đẹp là thế nhưng Kiều còn đẹp hơn. Nếu Vân đẹp tươi thắm hiền dịu thì Thúy Kiều lại đẹp sắc sảo.
- Nguyễn Du đã miêu tả Thúy Vân trước để làm nổi bật Thúy Kiều theo thủ pháp nghệ thuật đòn bẩy. Tả kĩ, tả đẹp để Vân trở thành tuyệt thế giai nhân, để rồi khẳng định Kiều còn hơn hẳn: “Kiều càng sắc sảo mặn mà”.
+ Từ “càng”đứng trước hai từ láy liên tiếp “sắc sảo”, “mặn mà” làm nổi bật vẻ đẹp của Kiều: sắc sảo về trí tuệ, mặn mà về tâm hồn.
- Nhan sắc :
“Làn……sơn”
- Bằng bút pháp ước lệ, phép ẩn dụ đã điểm xuyết đôi nét dung nhan khiến Thúy Kiều hiện lên rạng rỡ :
+ “làn thu thủy”: đôi mắt long lanh, linh hoạt như làn nước mùa thu gơn sóng.
+ “ nét xuân sơn”: nét mày thanh thản tươi xanh mơn mởn đẹp như dáng núi mùa xuân tươi trẻ.
=> Bình: không miêu tả nhiều nhưng tất cả đều hoàn mĩ, tập trung tả nét chân dung tiêu biểu của một con người, là “gương” soi là “cửa sổ tâm hồn”. Đôi mắt, không chỉ mang vẻ đẹp bên ngoài mà ẩn chứa thế giới tâm hồn bên trong.
“Hoa ghen, liễu hờn”=> phép tu từ nhân hóa, từ ngữ chọn lọc thái độ của thiên nhiên với Kiều. Với vẻ đẹp của Vân thiên nhiên chẳng đố kị mà chịu thua, chịu nhường còn với vẻ đẹp của Kiều “ hoa ghen”, “ liễu hờn” đố kị.
=> Tả vẻ đẹp lấy từ điển cố “nhất cố khuynh thành, tái cố khuynh quốc” (một lần quay lại tướng giữ thành mất thành, quay lại lần nữa nhà vua mất nước) tạo sự súc tích, có sức gợi lớn vẻ đẹp có sức hút mạnh mẽ.
**Tóm lại: Vẻ đẹp của Kiều gây ấn tượng mạnh – một trang tuyệt sắc.
ĐOẠN VĂN
Vân xem trang trọng khác vời Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang Hoa cười, ngọc thốt đoan trang Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da. Nhà thơ đã sử dụng bút pháp ước lệ kết hợp với ẩn dụ để miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân. Nàng có một vẻ đẹp mà hiếm thiếu nữ nào có được với khuôn mặt đầy đặn như trăng rằm, lông mày cong hình cánh cung như mày ngọc. Lại nữa mái tóc nàng đen dài đến nỗi mây cũng phải chịu thua, làn da trắng mịn đến tuyết cũng phải nhường. Thật là một vẻ đẹp đoan trang phúc hậu ít ai có được. Nguyễn Du đã miêu tả bức chân dung nàng Thúy Vân có thế nói là tuyệt đẹp. Đọc đoạn này ta thấy rung động trước vẻ đẹp tuyệt vời của Thúy Vân và thêm thán phục thiên tài Nguyễn Du. Ông đã vận dụng biện pháp tu từ ước lệ của văn thơ cổ vừa đúng đắn vừa sáng tạo.