Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo. ( Chính Hữu, Đồng chí) Giữa hiện thực khốc liệt của cuộc kháng chiến chống Pháp cứu nước, hình ảnh những người lính vẫn hiên ngang , rực sáng giữa bầu trời đất Việt. Điều ấy đã được nhà thơ, người lính Chính Hữu thể hiện trong khổ cuối của bài thơ “Đồng chí”. Em hãy viết ĐOẠN VĂN thể hiện cảm nhận của em về khổ thơ đó.
2 câu trả lời
Bài thơ " Đồng chí " của Chính Hữu đã cho ta thấy vẻ đẹp của những người lính Cụ Hồ bằng những vần thơ mộc mạc, bình dị mà chân thành . Ba câu cuối như dựng lên bức tượng sừng sững về tình đồng chí . Cảnh hùng vĩ và khắc nghiệt của thiên nhiên : " Đêm nay rừng hoang sương muối " , đó là cảnh mùa đông ở núi rừng Việt Bắc sương muối phủ đầy trời . Nhưng trên nền cảnh ấy , hai người lính vẫn đứng cạnh bên nhau phục kích chờ giặc tới . Từ " chờ " thể hiện tư thế chủ động của người lính . Họ sát cánh bên nhau tạo ra tư thế thành đồng vách sắt trước quân thù . Còn hình ảnh " Đầu súng trăng treo " là hình ảnh bất ngờ độc đáo và là điểm nhấn của toàn bài thơ . Hình ảnh thơ vừa thực vừa lãng mạn . Đó là những đêm phục kích giặc giữa rừng khuya . Trong khung cảnh ấy , người lính như có thêm người bạn đó là Trăng . Trăng treo trên nền trời , nhìn trăng như treo trên đầu ngọn súng . Câu thơ gợi nhiều liên tưởng : Súng là biểu tượng của chiến tranh , khói lửa , trăng là hình ảnh thiên nhiên đẹp đẽ , là biểu tượng của cuộc sống thanh bình . Sự hòa hợp giữa súng và trăng toát lên vẻ đẹp tâm hồn người lính , người chiến sĩ vừa là thi sĩ . Câu thơ còn là sự khẳng định ý nghĩa cao đẹp của cuộc kháng chiến chống Pháp : Người lính cầm súng là để bảo vệ hòa bình , độc lập cho tổ quốc .
Chất lãng mạn trữ tình cùng vẻ đẹp mới của thời đại trong thơ Chính Hữu đã làm sáng đẹp tình đồng chi,đồng đội của những người áo nâu mặc áo lính.Các anh ra đi theo tiếng gọi của non sông đất nước và sẵn sàng bỏ lại những gì thân thương nhất:ruộng nương,gian nhà,giếng nước ,gốc đa họ”mặc kệ”tất cả nhưng trong thâm sâu những người lính cụ Hồ ấy vẫn nặng tình quê hương,còn ham muốn thứ tình quê ấm áp.Để rồi khi ở ngoài mặt trận xa xôi ,mối giao cảm vô hình với quê hương ấy trở thành sức mạnh tinh thần ,là hành trang để những người chiến sĩ ấy vượt qua đạn bom,khói lửa.Sự từng trải của đời lính đã cho Chính Hữu biết cái khổ sở của cơn sốt rét hành hạ như thế nào và còn biết bao cái thiếu thốn,cái khổ sở khác nhưng trong tình cảnh ấy những người lính vẫn nở nụ cười buốt giá bởi họ vẫn sát bên nhau,”thương nhau tay nắm lấy bàn tay”.Những người đồng chi ấy chính là điểm hội tụ của thứ tình cảm đẹp nhất đó là tình giai cấp,tình bạn và là tình người trong chiến tranh.