ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI HỌC KÌ I MÔN ĐỊA LÍ LỚP 6 Câu 1: Nêu đặc điểm các dạng địa hình chính trên Trái Đất: núi, đồi, cao nguyên, đồng bằng ? Câu 2: Khí áp là gì? Kể tên các đai áp cao và các đai áp thấp trên bề mặt Trái Đất? Cho biết sự phân bố các đai khí áp ở bán cầu Bắc và bán cầu Nam? Câu 3: Cho biết ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ? Cách tính khoảng cách thực tế dựa vào tỉ lệ bản đồ? Câu 4: Kí hiệu bản đồ là gì? Người ta thường sử dụng mấy loại kí hiệu? Lấy ví dụ về mỗi loại kí hiệu đó? Câu 5: Khi xây dựng nhà, chúng ta sử dụng những vật liệu gì có nguồn gốc từ khoáng sản? Câu 6: Trình bày hình dạng và kích thước của Trái Đất? Câu 7: Nêu chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất? Trình bày các hệ quả chuyển động của Trái Đất quay quanh trục? Câu 8: Trình bày chuyển động của Trái Đất quay quanh Mặt Trời và các hệ quả của chuyển động đó? Câu 9: Đường đồng mức là gì? Dựa vào các đường đồng mức ta biết được đặc điểm gì của địa hình? Câu 10: Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm có mấy lớp? Nêu đặc điểm của các lớp đó? Câu 11: Vỏ Trái Đất được cấu tạo như thế nào? Câu 12: Nêu thành phần của không khí? Cho biết vai trò của khí oxy, hơi nước và khí carbonic đối với tự nhiên và đời sống? Câu 13: Nguyên nhân sinh ra núi lửa và động đất? Em cần làm gì khi động đất, núi lửa xảy ra? Câu 14: Khí quyển được chia thành mấy tầng? Nêu vị trí và đặc điểm của các tầng đó? Câu 15: Gió là gì? Trình bày đặc điểm (Thổi từ áp cao… đến áp thấp…, Hướng gió) của các loại gió chính trên Trái Đất?

2 câu trả lời

Câu 1: Đặc điểm của các dạng địa hình chính trên Trái Đất:

+) Núi: là dạng địa hình nhô cao rõ rệt so với mặt nước biển là từ 500m trở lên. Núi có đỉnh nhọn, sườn dốc

+) Đồi: là dạng địa hình nhô cao. Độ cao của đồi so với vùng đất xung qunah thường không quá 200m. Đồi có đỉnh tròn, sườn thoải.

+)Cao nguyên: là vùng đất khá bằng phẳng hoặc gợn sóng, thường cao trên 500m so với mực nước biển, có sườn dốc, nhiều khi dựng đứng thành vách so với vùng đất xung quanh 

+)Đồng bằng: là dạng dạng hình thấp có bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng, có thể rộng tới hàng triệu km vuông.  Độ cao của hầu hết đồng bằng là dưới 200m so với mực nước biển
Câu 2: +) Khí áp là sức nén của không khí xuống bề mặt Trái Đất
+) Các đai áp cao: Đai áp cao chí tuyến, đai áp cao cực
+) Các đai áp thấp: Đai áp thấp xích đạo, đai áp thấp ôn đới

+) Sự phân bố của các đai khí áp ở hai bán cầu: các đai khí áp xen kẽ nhau và đối xứng nhau qua đai áp thấp Xích đạo.
Câu 3: +) Ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ: Dựa vào tỉ lệ bản đồ chúng ta có thể biết được các khoảng cách trên bản đồ đã thu nhỏ bao nhiêu lần so với kích thước thực của chúng trên thực địa. ... Mẫu số càng lớn thì tỉ lệ càng nhỏ và ngược lại.
+) Cách tính: Khoảng cách thực tế bằng khoảng cách bản đồ chia cho tỉ lệ bản đồ.
Câu 4: +) Ký hiệu bản đồ là những hình vẽ, đường nét, màu sắc, … đùng để thể hiện các đặc điểm của các đối tượng địa lý lên trên bản đồ sao cho chân thực nhất so với đối tượng địa lý bên ngoài thực tế.
+) Có 3 loại kí hiệu thường được sử dụng để thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ: kí hiệu điểm, kí hiệu đường, kí hiệu diện tích.

- Kí hiệu điểm (ví dụ: cảng biển

- Kí hiệu đường (ví dụ: đường ranh giới quốc gia)

- Kí hiệu diện tích( ví dụ: vùng trồng lúa)

Câu 5: Khi xây dựng nhà, chúng ta sử dụng một số vật liệu có nguồn gốc từ khoảng sản như: - Kim loại: sắt, chì, nhôm,… - Phi kim loại: cát, đá vôi, gốm, sứ, thủy tinh,...
Câu 6: Hình dạng cầu và kích thước rất lớn. - Độ dài bán kính Trái Đất: 6.370km. - Độ dài đường Xích đạo: 40.076km. ... - Vĩ tuyến: vòng tròn trên bề mặt Địa Cầu vuông góc với kinh tuyến.
Câu 7:
+) Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất

– Trái Đất tự quay quanh một trục (tưởng tượng) nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo chuyển động của Trái Đất xung quanh Mặt Trời một góc 66°33.

– Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng từ tây sang đông.

– Thời gian Trái Đất tự quay một vòng quanh trục là một ngày đêm (24 giờ).

+) Hệ quả

– Sự luân phiên ngày đêm.

– Giờ trên Trái Đất và đường đổi ngày quốc tế.

– Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể.
Câu 8:

-Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng từ Tây sang Đông trên quỹ đạo có hình elíp gần tròn

-Trái Đất chuyển động một vòng quanh Mặt Trời trên quỹ đạo hết 365 ngày và 6 giờ.

-Trong khi chuyển động trên quỹ đạo quanh mặt trời, trục Trái Đất lúc nào cũng giữ nguyên độ nghiêng 66o33’ trên mặt phẳng quỹ đạo và hướng nghiêng của trục không đổi. Đó là sự chuyển động tịnh tiến.

-Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng từ Tây sang Đông trên quỹ đạo có hình elíp gần tròn

-Trái Đất chuyển động một vòng quanh Mặt Trời trên quỹ đạo hết 365 ngày và 6 giờ.

-Trong khi chuyển động trên quỹ đạo quanh mặt trời, trục Trái Đất lúc nào cũng giữ nguyên độ nghiêng 66o33’ trên mặt phẳng quỹ đạo và hướng nghiêng của trục không đổi. Đó là sự chuyển động tịnh tiến.
+) Hệ quả:
- Hiện tượng các mùa
- Hiện tượng ngày và đêm dài ngắn theo nhau
Câu 9: Đường đồng mức là đường nối những điểm có cùng độ cao. - Dựa vào các dường đồng mức trên bản đồ, chúng ta có thể biết được hình dạng địa hình: ... + Các đường đồng mức gần nhau: sườn núi, hoặc đồi sẽ dốc; trái lại, các đường đồng mức xa nhau: sườn sẽ thoải.
Câu 10: Cấu tạo bên trong Trái Đất.Gồm 3 lớp: - Lớp vỏ (từ 5-70km): Mỏng nhất, quan trọng nhất, vật chất trạng thái rắn, nhiệt độ tăng dần từ ngoài vào sâu bên trong (tối đa 10000C). - Lớp trung gian (từ 70-3000km): có thành phần ở trạng thái từ quánh dẻo đến lỏng, nhiệt độ từ 15000C – 47000C.

Câu 11: Lớp vỏ Trái Đất là hỗn hợp chủ yếu của đá bazan và granit. Nó nguội và cứng hơn so với các lớp ở sâu hơn của lớp phủ và lõi.
Câu 12: Thành phần chính của không khí gồm khí ni-tơ và khí ô-xi. Ngoài ra còn có khí các-bô-níc, hơi nước, bụi, vi khuẩn,… Luôn có ý thức giữ sạch bầu không khí trong lành.

- Vai trò của oxy: cần thiết cho sự cháy và hô hấp của động vật.

- Vai trò của hơi nước: sinh ra các hiện tượng khí tượng như sương mù, mây, mưa,...

- Vai trò của khí cacbonic:

+ Đóng vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp của cây xanh tạo nên chất hữu cơ và oxy - những dưỡng chất cần thiết cho sự sống trên Trái Đất.

+ Sử dụng trong bình chữa cháy giúp chữa cháy hiệu quả.

+ Đối với việc nuôi trồng cây trong nhà kính, khí CO2 làm cho nhiệt độ bên trong tăng lên khi Mặt Trời chiếu vào. Nhờ đó mà cây sẽ phát triển tốt hơn.

+ Sản xuất sương mù băng khô để tạo các hiệu ứng đặc biệt từ hỗn hợp khí CO2 lạnh và không khí lạnh ẩm ướt.
Câu 13:
+) Núi lửa: Ở những nơi vỏ Trái Đất bị đứt gãy, các dòng mac-ma theo các khe nứt của vỏ Trái Đất, phun trào lên bề mặt (cả trên lục địa và đại dương) tạo thành núi lửa.
+) Động đất: Động đất là các rung chuyển đột ngột, mạnh mẽ của vỏ Trái Đất chủ yếu do hoạt động của núi lửa, sự dịch chuyển các mảng kiến tạo hoặc sự đứt gãy trong vỏ Trái Đất gây ra. Động đất thường được lan truyền trên một diện tích rộng lớn.
- Khi xảy ra động đất: Nếu động đất xảy ra khi đang ở trong nhà, ngay lập tức chui xuống gầm bàn hay gầm giường để tránh các vật rơi xuống đầu và nếu nhà sập vẫn có không khí để thở. Nếu không có gầm bàn thì chạy đến góc phòng mà đứng, không chạy ra khỏi nhà khi có chấn động do động đất gây ra.

+) Khi xảy ra hiện tượng núi lửa phun trào:
- Di tản theo sự chỉ đạo của chính quyền.

- Đảm bảo thức ăn nguồn nước đủ cho đến khi có cứu trợ.

Câu 14: Bầu khí quyển Trái Đất gồm có 5 tầng: Tầng đối lưu, tầng bình lưu, tầng trung lưu, tầng nhiệt và tầng ngoại quyển.

+) Tầng đối lưu: Là tầng thấp nhất trong các tầng khí quyển, ở tầng đối lưu luôn tồn tại những chuyển động mang tính đặc trưng của đối lưu không khí, trong đó là dạng khối khí được nung nóng từ mặt đất và trở thành phần phí đồng nhất. Tầng đối lưu sở hữu khoảng ranh giới giữa trong khoảng từ 7 – 8km của 2 cực và vùng xích đạo.
+) Tầng bình lưu: Là một trong các tầng khí quyển với cấu tạo tầng bình lưu nằm phía trên của tầng đối lưu có ranh giới độ cao giao động trong khoảng 50km, khác với tầng đối lưu chịu nhiều những ảnh hưởng trực tiếp từ những tác động thời tiết, tại tầng bình lưu sở hữu không khí loãng hơn, ít chứa bụi hay những biến đổi liên quan tới thời tiết, ít có các dòng đối lưu xoáy mạnh.Ngoài ra trong tầng trung gian của bình lưu sở hữu độ cao khoảng 25km sở hữu dồi dào nguồn khí ozon nên có thể gọi tầng bình lưu với một tên gọi khác là tầng ozon.

+) Tầng trung lưu: Tiếp tục là một tầng khác trong cấu tạo lớp khí quyển nằm phía trên tầng bình lưu là tầng trung lưu với độ cao lớn hơn tầng bình lưu, độ cao của tầng trung lưu là 80km, nhiệt độ tầng này giảm dần theo từng độ cao. Ngoài ra trong tầng trung lưu sở hữu những khoảng lặng có tên gọi là khoảng lặng trung lưu và đó cũng được xem là nơi sở hữu nhiệt độ lạnh nhất trong tầng trái đất. đặc trưng động lực học chính trong tầng khí quyển này chính là động lực học và các sóng hấp dẫn của tầng khí quyển hay còn gọi là các sóng trọng lực hay sóng hành tinh.
+) Các tầng còn lại mình chịu :((
Câu 15: Có 3 loại gió chính: Gió Đông Cực, gió Tín Phóng, gió Tây Ôn Đới. Trong đó Gió Tín Phong và Tây Ôn Đới là hai loại gió thổi thường xuyên phạm vi ở Nhiệt đới và Ôn đới.
Chúc bạn học tốt^^



câu 1:

-núi: là dạng địa hình nhô cao rõ rệt so với mặt nước biển là từ 500m trở lên. núi có đỉnh nhọn, sườn dốc

-đồi: là dạng địa hình nhô cao. độ cao của đồi so với vùng đất xung qunah thường không quá 200m. đồi có đỉnh tròn, sườn thoải.

-cao nguyên: là vùng đất khá bằng phẳng hoặc gợn sóng, thường cao trên 500m so với mực nước biển, có sườn dốc, nhiều khi dựng đứng thành vách so với vùng đất xung quanh 

-đồng bằng: là dạng dạng hình thấp có bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng, có thể rộng tới hàng triệu km vuông.  độ cao của hầu hết đồng bằng là dưới 200m so với mực nước biển

câu 2:

-Khí áp là sức ép của khí quyển lên bề mặt trái đất.

-trên trái đất có 7 đai khí áp: đai áp thấp xích đạo, hai đai áp cao chí tuyến, hai đai áp thấp ôn đới và hai đai áp cao cực

-ko biết sory

câu 3:

-Dựa vào tỉ lệ bản đồ chúng ta có thể biết được các khoảng cách trên bản đồ đã thu nhỏ bao nhiêu lần so với kích thước thực của chúng trên thực địa. ... Mẫu số càng lớn thì tỉ lệ càng nhỏ và ngược lại. Ví dụ : tỉ lệ 1:100.000 có nghĩa là 1 cm trên bản đồ bằng 100.000 cm hay 1 km trên thực địa.

- Ví dụ: Từ khách sạn 52 đến cây xăng số 2 là 5,5cm tính trên bản đồTỉ lệ bản đồ là 1:7500. Vậy khoảng cách thật sự là: 5,5 x 7500 = 41250 cm = 412,5m.

câu 4:

-Ký hiệu bản đồ là những hình vẽ, đường nét, màu sắc, … đùng để thể hiện các đặc điểm của các đối tượng địa lý lên trên bản đồ sao cho chân thực nhất so với đối tượng địa lý bên ngoài thực tế. Theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 19/2019/TT-BTNMT, có các loại ký hiệu bản đồ như sau: – Ký hiệu bản đồ theo tỷ lệ.

-3 loại

- kí hiệu điển,đường,diện tích.

câu 5:

-Khi xây dựng nhà, chúng ta sử dụng một số vật liệu có nguồn gốc từ khoảng sản như: - Kim loại: sắt, chì, nhôm,… - Phi kim loại: cát, đá vôi, gốm, sứ, thủy tinh,...

câu 6:

-Hình dạng cầu và kích thước rất lớn. - Độ dài bán kính Trái Đất: 6.370km. - Độ dài đường Xích đạo: 40.076km. ... - Vĩ tuyến: vòng tròn trên bề mặt Địa Cầu vuông góc với kinh tuyến.

câu 7:

-Hiện tượng tự quay của Trái Đất là sự quay của hành tinh Trái Đất xung quanh trục của nó. Trái Đất quay từ phía tây sang phía đông. Nhìn từ sao Bắc cực Polaris, Trái Đất quay ngược chiều kim đồng hồ. ... Trái Đất quay một vòng khoảng 24 giờ so với Mặt Trời và 23 giờ, 56 phút và 4 giây so với các ngôi sao 

-thứ nhất, sự luân phiên ngày đêm: Do Trái Đất có hình cầu và tự quay quanh trục nên có hiện tượng luân phiên ngày đêm: nơi nhận tia nắng là ban ngày, nơi khuất trong tối là ban đêm

- thứ hai, giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế:

-Trái Đất có hình cầu và tự quay quanh trục nên ở cùng một thời điểm, người đứng ở các kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt Trời ở các độ cao khác nhau, do đó các địa điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau, đó là giờ địa phương (hay giờ Mặt Trời).

-Giờ múi: Trái đất có 24 đường kinh tuyến, chia nó làm 24 phần bằng nhau. Mỗi phần là 1 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 15 độ kinh tuyến. Các địa phương nằm trong một múi giờ thống nhât một giờ, đó là giờ múi. 

-Đường chuyển ngày quốc tế: lấy kinh tuyến 180làm đường chuyển ngày quốc tế. Nếu đi từ Tây sang Đông phải lùi lại một ngày.Từ Đông sang Tây phải cộng thêm một ngày

– Thứ ba, sự lệch hướng chyển động của các vật thể: khi Trái Đất quay quanh trục, do lực Criôlít nên các vật thể chuyển động trên bề mặt Trái Đất sẽ bị lệch hướng so với hướng ban đầu. Ở bán cầu Bắc, vật chuyển động bị lệch về bên phải, ở bán cầu Nam bị lệch về phía bên trái hướng chuyển động.

câu 9:

-đường đồng mức còn gọi  đường bình độ hay đường đẳng cao  đường thể hiện trên bản đồ địa hình quỹ tích của các điểm trên mặt đất tự nhiên tùy theo tỷ lệ...

-Dựa vào các dường đồng mức trên bản đồ, chúng ta có thể biết được hình dạng địa hình: - Các đường đồng mức chạy dài theo một chiều nào đó: là dạng địa hình của một dãy núi hoặc một dãy đồi liên tục nhau. ... + Các đường đồng mức gần nhau: sườn núi, hoặc đồi sẽ dốc; trái lại, các đường đồng mức xa nhau: sườn sẽ thoải.

câu 10:

-Về mặt cơ học, người ta chia nó thành 5 lớp chính gồm thạch quyển, quyển mềm, lớp phủ giữa, lõi ngoài, và lõi trong. Về mặt hóa học, người ta chia nó thành lớp vỏ, manti trên, manti dưới lớp vỏ, lõi ngoài và lõi trong.

- Đặc điểm của từng lớp:

-Lớp vỏ Trái Đất là lớp mỏng nhất có độ dày từ 5km đến 70km. vật chất ở dạng rắn chắc.  Lớp vỏ trái đất rất quan trọng vì nó là nơi tồn tại các thành phần tự nhiên của Trái Đất như không khí, nước, sinh vật... đồng thời là nơi tồn tại của xã hội loài người. Lớp vỏ Trái Đất được cấu tạo từ một sổ địa mảng nằm kề nhau. Các địa mảng di chuyển rất chậm chạp. Hai địa mảng kề nhaụ có thể tách xa nhau hoặc xô vào nhau.

-Lớp trung gian: Có độ dày gần 3000km, vật chất ở trạng thái từ quánh dẻo đến lỏng, nhiệt độ khoảng 1500 độ C đến 4700 độ C

-Lõi Trái đất: Có độ dày trên 3000km, vật chất ở trạng thái lỏng ở ngoài, rắn ở trong, nhiệt độ cao nhất khoảng 5000 độ C.

câu 11:

-Nói chung, lớp vỏ các hành tinh là hỗn hợp của các chất ít đậm đặc hơn so với các lớp sâu bên trong của chúng. Lớp vỏ Trái Đất là hỗn hợp chủ yếu của đá bazan và granit. Nó nguội và cứng hơn so với các lớp ở sâu hơn của lớp phủ và lõi.

câu 12:

-thành phần chính của không khí gồm khí ni-tơ và khí ô-xi. Ngoài ra còn có khí các-bô-níc, hơi nước, bụi, vi khuẩn,… Luôn có ý thức giữ sạch bầu không khí trong lành. BĐKH : Trong bầu khí quyển của trái đất, nitơ chiếm khoảng 78%, ôxi chiếm khoảng 21%.

mình làm được nhiêu đay thôi mệt quá sorry nhen nhiều quá

Câu hỏi trong lớp Xem thêm