ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN ĐỊA LÝ 8 NĂM HỌC 2021- 2022 BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM: Câu 1. Sông ngòi khu vực Tây Nam Á và Trung Á kém phát triển là do: A. khí hậu lục địa. B. địa hình nhiều đồng bằng C. khí hậu gió mùa D. khí hậu cận cực Câu 2. Lũ băng của sông ngòi Bắc Á vào mùa nào? A. Mùa xuân B. Mùa hạ C. Mùa thu D. Mùa đông Câu 3. Ý nào sau đây không phải đặc điểm địa hình của châu Á? A. Châu Á có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao, đồ sộ và nhiều đồng bằng bậc nhất thế giới. B. Địa hình bị chia cắt phức tạp. C. Các núi và cao nguyên cao đồ sộ tập trung ở trung tâm châu lục. D. Địa hình khá đơn giản, có thể coi toàn bộ lục địa là khối cao nguyên khổng lồ. Câu 4. Quốc gia nào trở nên giàu có dựa vào nguồn tài nguyên dầu khí phong phú ? A. Nhật Bản B. Việt Nam C. Cô-oét D. Lào Câu 5. Quốc gia đông dân nhất châu Á là : A. Thái Lan B. Trung Quốc C. Việt Nam D. Ấn Độ Câu 6. Châu Á có diện tích đất liền khoảng : A. 41,5 triệu km2 B. 42,5 triệu km2 C. 43,5 triệu km2 D. 44,4 triệu km2 Câu 7. Vùng lãnh thổ châu Á trải dài từ: A.Từ vùng cực Bắc đến cực Nam. B.Từ vùng Cực Bắc đến vùng Xích Đạo. C.Từ vùng Xích đạo đến vùng cực Nam. Câu 8. Dân số Châu Á chiếm khoảng bao nhiêu phần trăm dân số thế giới? A.55% B.61% C.69% D.72% Câu 9. Nước nào sau đây có diện tích lớn nhất ở Châu Á? A.A-rập-xê-út B.Trung Quốc C.Ấn Độ D.Pa-ki-xtan Câu 10. Châu Á có nhiều dầu mỏ, khí đốt tập trung chủ yếu ở khu vực nào? A.Đông Nam Á B.Tây Nam Á C.Trung Á D.Nam Á Câu 11. Phần đất liền châu Á không tiếp giáp đại dương nào sau dây? A. Thái Bình Dương. B. Bắc Băng Dương. C. Đại Tây Dương. D. Ấn Độ Dương. Câu 12. Điểm cực Bắc và cực Nam của Châu Á ( phần đất liền ) kéo dài trên những vĩ độ nào? A. 77044’B - 1016’B B. 76044’B - 2016’B C. 78043’B - 1017’B D. 87044’B - 1016’B Câu 13. Con sông dài nhất châu Á là: A. Trường Giang B. A -mua C. Sông Hằng D. Mê Kông. Câu 14. Ở Châu Á khu vực có hệ thống sông chảy từ Nam lên Bắc là: A. Đông Nam Á B. Tây Nam Á C. Bắc Á D. Trung Á. Câu 15. Khu vực Tây Nam Á nằm trong đới hay kiểu đới khí hậu nào? A. Nhiệt đới khô B. Cận nhiệt C. Ôn đới D. Nhiệt đới gió mùa. Câu 16.Nước sông khu vực Tây Nam Á được cung cấp từ: A. Nước mưa B. Nước ngầm C. Nước ngấm ra từ trong núi D. Nước băng tuyết tan. Câu 17.Khu vực Nam Á được chia thành các miền địa hình khác nhau: A. 2 miền B. 3 miền C. 4 miền D. 5 miền. Câu 18.Ranh giới giữa Nam Á và Trung Á là dãy núi: A. Gát Tây B. Gát Đông C. Hy-ma-lay-a D. Cap-ca. Câu 19.Khu vực Nam Á có khí hậu: A. Cận nhiệt đới B. Nhiệt đới khô C. Xích đạo D. Nhiệt đới gió mùa. Câu 20.Khí hậu phía Tây khu vực Đông Á là: A. Nhiệt đới B. Ôn đới C. Cận Nhiệt lục địa D. Nhiệt đới gió mùa. Câu 21. Con sông nào dài nhất khu vực Đông Á? A. Sông Ấn B. Trường Giang C. A Mua D. Hoàng Hà. Câu 22 .Quốc gia nào ở Đông Á thường xuyên bị động đất va núi lửa? A. Hàn Quốc B. Trung Quốc C. Nhật Bản D. Triều Tiên. Câu 23:Dãy núi cao nhất châu Á và thế giới có đỉnh Chô-mô-lung-ma( hay đỉnh E-vơ-rét) cao 8848m là: A. dãy Côn Luân B. dãy Thiên Sơn C. dãy Hi-ma-lay-a D. dãy Hoàng Liên Sơn CÂU HỎI TỰ LUẬN: Câu 1: Hãy trình bày: Vị trí địa lí, giới hạn, kích thước và đặc điểm địa hình của châu Á? Câu 2: Trình bày đặc điểm mạng lưới sông ngòi châu Á? Nêu những giá trị về mặt kinh tế do sông ngòi châu Á mang lại? Câu 3: Chứng minh châu Á là châu lục đông dân nhất thế giới ? Cho biết nguyên nhân nào dân cư tập trung đông đúc ở châu Á ? Câu 4: Xác định vị trí, giới hạn khu vực Tây Nam Á ? Trình bày đặc điểm tự nhiên khu vực Tây Nam Á ? Câu 5: Xác định vị trí, giới hạn và tên các quốc gia của khu vực Nam Á ? Trình bày đặc điểm địa hình của khu vực Nam Á ? Câu 6: Trình bày đặc điểm địa hình và sông ngòi khu vực Đông Á? So sánh sự giống và khác nhau giữa sông Hoàng Hà và sông Trường Giang?

2 câu trả lời

Câu 1.Sông ngòi khu vực Tây Nam Á và Trung Á kém phát triển là do:

Tây Nam Á và Trung Á: do khí hậu lục địa khô hạn nên sông kém phát triển. Nguồn cung cấp nước là tuyết và băng tan từ các đỉnh núi cao nên vẫn có nhiều sông lớn.

$\rightarrow$ $\text{chọn A}$

Câu 2. Lũ băng của sông ngòi Bắc Á vào mùa nào?

Các sông ngòi ở Bắc Á, về mùa đông nước sông bị đóng băng, mùa xuân băng tuyết tan mực nước sông lên nhanh thường xảy ra lũ băng.

$\rightarrow$ $\text{chọn A}$

Câu 3. Ý nào sau đây không phải đặc điểm địa hình của châu Á?

Châu Á có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao, đồ sộ và nhiều đồng bằng bậc nhất thế giới. Địa hình bị chia cắt phức tạp.

$\rightarrow$ $\text{chọn D}$

Câu 4. Quốc gia nào trở nên giàu có dựa vào nguồn tài nguyên dầu khí phong phú ?

Cô-oét trở nên giàu có dựa vào nguồn tài nguyên dầu khí phong phú.

$\rightarrow$ $\text{chọn C}$

Câu 5. Quốc gia đông dân nhất châu Á là :

Trung quốc là quốc gia đông dân nhất châu Á và đông nhất thế giới.

$\rightarrow$ $\text{chọn B}$

Câu 6. Châu Á có diện tích đất liền khoảng :

Châu Á là 1 bộ phận của lục địa Á-Âu. Diện tích phần đất liền rộng khoảng 41,5 triệu km2, nếu tính cả diện tích các đảo phụ thuộc thì rộng tới 44, 4 triệu km2.

$\rightarrow$ $\text{chọn A}$

Câu 7. Vùng lãnh thổ châu Á trải dài từ:

$\rightarrow$ $\text{chọn B}$

Câu 8. Dân số Châu Á chiếm khoảng bao nhiêu phần trăm dân số thế giới?

$\rightarrow$ $\text{chọn B}$

Câu 9. Nước nào sau đây có diện tích lớn nhất ở Châu Á?

Ba nước có diện tích lớn nhất châu Á là Liên Bang Nga (13,1 triệu km²-17,1 km² triệu nếu tính cả lãnh thổ châu Âu), Trung Quốc (9,6 triệu km²) và Ấn Độ (khoảng 3,3 triệu km² 

$\rightarrow$ $\text{chọn B}$

Câu 10. Châu Á có nhiều dầu mỏ, khí đốt tập trung chủ yếu ở khu vực nào?

$\rightarrow$ $\text{chọn B}$

Câu 11. Phần đất liền châu Á không tiếp giáp đại dương nào sau dây?

Châu Á tiếp giáp 3 đại dương lớn: Thái Bình Dương, Ấn Độ Tây Dương và Bắc Băng Dương, không giáp Đại Tây Dương.

$\rightarrow$ $\text{chọn C}$

Câu 12. Điểm cực Bắc và cực Nam của Châu Á ( phần đất liền ) kéo dài trên những vĩ độ nào?

Điểm cực Bắc và cực Nam của Châu Á (phần đất liền) kéo dài từ vĩ độ 77o44’B - 1o16’B.

$\rightarrow$ $\text{chọn A}$

Câu 13. Con sông dài nhất châu Á là:

Trường Giang là con sông dài nhất châu Á và đứng thứ ba trên thế giới sau sông Nin ở Châu Phi, sông Amazon ở Nam Mỹ. Trường Giang dài khoảng 6.385 km, bắt nguồn từ phía tây Trung Quốc (Thanh Hải) và chảy về phía đông đổ ra Biển Hoa Đông, Trung Quốc.

$\rightarrow$ $\text{chọn A}$

Câu 14. Ở Châu Á khu vực có hệ thống sông chảy từ Nam lên Bắc là:

$\rightarrow$ $\text{chọn C}$

Câu 15. Khu vực Tây Nam Á nằm trong đới hay kiểu đới khí hậu nào?

$\rightarrow$ $\text{chọn A}$

Câu 16.Nước sông khu vực Tây Nam Á được cung cấp từ:

Nguồn cung cấp nước chủ yếu của sông ngòi Tây Nam Á và Trung Á là tuyết và băng tan từ các vùng núi cao cung cấp.

$\rightarrow$ $\text{chọn D}$

Câu 17.Khu vực Nam Á được chia thành các miền địa hình khác nhau:

Nam Á có ba miền địa hình khác nhau.

- Phía bắc là hệ thống núi Hi-ma-lay-a cao, đồ sộ, chạy theo hướng tây bắc – đông nam dài gần

2600km, rộng trung bình từ 320-400km.

- Nằm giữa là đồng bằng Ấn – Hằng rộng và bằng phẳng, chạy từ biển A-rap đến vịnh Ben – gan dài hơn 3000km, bề rộng từ 250 -350 km.

- Phía nam là sơn nguyên Đê – can tương đối thấp bằng phẳng. Hai rìa phía tây và phía đông của sơn nguyên là các dãy Gát Tây và Gát Đông.

$\rightarrow$ $\text{chọn B}$

Câu 18.Ranh giới giữa Nam Á và Trung Á là dãy núi:

Dãy núi Himalaya được xem là ranh giới khí hậu quan trọng giữa hai khu vực Trung Á và Nam Á

$\rightarrow$ $\text{chọn C}$

Câu 19.Khu vực Nam Á có khí hậu:

$\rightarrow$ $\text{chọn D}$

Câu 20.Khí hậu phía Tây khu vực Đông Á là:

$\rightarrow$ $\text{chọn C}$

Câu 21. Con sông nào dài nhất khu vực Đông Á?

Trường Giang là con sông dài nhất châu Á và đứng thứ ba trên thế giới sau sông Nin ở Châu Phi, sông Amazon ở Nam Mỹ. Trường Giang dài khoảng 6.385 km, bắt nguồn từ phía tây Trung Quốc (Thanh Hải) và chảy về phía đông đổ ra Biển Hoa Đông, Trung Quốc.

$\rightarrow$ $\text{chọn B}$

Câu 22 .Quốc gia nào ở Đông Á thường xuyên bị động đất va núi lửa?

Nhật Bản là quốc gia nằm trên vành đai lửa Thái Bình Dương nên Nhật Bản là quốc gia ở khu vực Đông Á thường xuyên xảy ra động đất và núi lửa.

$\rightarrow$ $\text{chọn C}$

Câu 23:Dãy núi cao nhất châu Á và thế giới có đỉnh Chô-mô-lung-ma( hay đỉnh E-vơ-rét) cao 8848m là:

Dãy núi này nằm trên sơn nguyên cao đồ sộ nhất châu Á.

$\rightarrow$ $\text{chọn C}$

$\text{CÂU HỎI TỰ LUẬN}$

Câu 1: Hãy trình bày: Vị trí địa lí, giới hạn, kích thước và đặc điểm địa hình của châu Á? - Đặc điểm về vị trí địa lí, kích thước lãnh thổ châu Á:
+ Vị trí địa lí : Châu Á là một bộ phận của lục địa Á – Âu, nằm kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo, tiếp giáp với châu Âu, châu Phi và các đại dương Thái Bình Dương, Băc Băng Dương và Ấn Độ Dương.
+ Kích thước lãnh thổ : là châu lục rộng lớn nhất với diện tích 44,4 triệu km2 (kể cả các đảo).
- Ý nghĩa của chúng đối với khí hậu:
+ Vị trí kéo dài từ vùng cực Bắc xuống vùng xích đạo làm cho lượng bức xạ mặt trời phân bố không đều, hình thành các đới khí hậu thay đổi từ bắc xuống nam.
+ Kích thước lãnh thổ rộng lớn làm cho khí hậu phân hóa thành các kiểu khác nhau : Khí hậu ẩm ở gần biển và khí hậu khô hạn ở vùng lục địa.

Câu 2: Trình bày đặc điểm mạng lưới sông ngòi châu Á?

_ sông ngòi châu Á khá phát triển và có nhiều hệ thống sông lớn.

_ các sông phân bố không đều và có chế độ nước khá phức tạp.

mạng lưới sông ngòi dày đặc thể hiện của sự chia cắt địa hình khá phức tạp

Nêu những giá trị về mặt kinh tế do sông ngòi châu Á mang lại?

giao thông, thuỷ điện, cung cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt, du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

Câu 4: Xác định vị trí, giới hạn khu vực Tây Nam Á ? Trình bày đặc điểm tự nhiên khu vực Tây Nam Á ?

-Vị trí khu vực Tây Nam Á Ɩà : +Tây Nam Á nằm giữa các vĩ tuyến: Khoảng 12°B – 42°B , kinh tuyến 26°Đ – 73° .

+Nằm ở phía Tây Nam Châu Á tiếp giáp vơí các biển: Đen, Caxpi, Arap, Địa Trung Hải, Vịnh Pec-Xích.

-Đặc điểm Tự nhiên c̠ủa̠ khu vực Tây Nam Á : 

+Địa hình Ɩà một khu vực nhiều núi ѵà cao nguyên, ở giữa Ɩà đồng bằng màu mỡ ( Lưỡng Hà )

+Khí hậu : Nhiệt đới Khô

+Cảnh quan : Thảo nguyên khô , hoang mạc ѵà bán hoang mạc

-Khoảng sản : dầu mỏ ѵà khí đốt có trữ lượng lớn nhất TG

Câu 5: Xác định vị trí, giới hạn và tên các quốc gia của khu vực Nam Á

Gồm hai bộ phận: 

+ Phần đất liền: mang tên bán đảo Trung Ấn, nằm giữa hai quốc gia là Trung Quốc và Ấn Độ

+ Phần hải đảo: có tên là Mã Lai với 1 vạn đảo lớn nhỏ.

- Đông Nam Á là cầu nối giữa hai đại dương là Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, giữa hai châu lục là châu Á và châu Đại Dương

Trình bày đặc điểm địa hình của khu vực Nam Á ?

Khu vực Nam Á có 3 miền địa hình khác nhau: 

- Phía Bắc là hệ thống núi Himalaya cao đồ sộ,chạy theo hai hướng Tây Bắc và Đông Nam,dài gần 2600km,rộng trung bình từ 320-400km.

- Ở giữa là đồng bằng Ấn Hằng rộng và bằng phẳng,chạy từ biển A-rập đến vịnh Ben-gan dài hơn 300km rộng từ 250-350.

- Phía Nam là sơn nguyên Đê-can tương đối thấp và bằng phẳng,hai rìa được nâng lên bởi hai dãy Gát Tây và Gát Đông.

Câu 6: Trình bày đặc điểm địa hình và sông ngòi khu vực Đông Á? 

Địa hình và sông ngòi

+Đất liền

Phía Tây có nhiều núi, sơn nguyên cao hiểm trở và các bồn địa rộng lớn

Phía Đông là vùng núi đồi thấp xen các đồng bằng rộng lớn.

+Hải đảo: Địa hình là miền núi trẻ, thường có động đất và núi lửa

So sánh sự giống và khác nhau giữa sông Hoàng Hà và sông Trường Giang?

Giống nhau:

Đều là hai sông lớn của Trung Quốc, bắt nguồn từ sơn nguyên Tây Tạng ở phía tây chảy về phía đông rồi đổ ra biển.

Ở hạ lưu đều bồi đắp thành những đồng bằng rộng, màu mỡ.

Nguồn cung cấp nước đều do băng tuyết tan và mưa gió vào mùa hạ.

Hai sông đều có lũ lớn vào cuối mùa hạ, đầu thu và cạn vào đông xuân.

Khác nhau:

Sông Trường Giang: Có độ dài lớn hơn sông Hoàng Hà, đố nước ra biển Hoa Đông, bồi đắp lên đồng bằng Hoa Trung.

Sông Hoàng Hà: Ngắn hơn và đổ nước ra biển Hoàng Hải, bồi đắp lên đồng bằng Hoa Bắc.

Sông Hoàng Hà có chế độ nước thất thường, trước đây vào mùa hạ hay có lũ lụt gây thiệt hại cho mùa màng và nhân dân.

xin ctlhn

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN ĐỊA LÝ 8 NĂM HỌC 2021- 2022

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM:

Câu 1. Sông ngòi khu vực Tây Nam Á và Trung Á kém phát triển là do:

A. khí hậu lục địa.

B. địa hình nhiều đồng bằng

C. khí hậu gió mùa

D. khí hậu cận cực

Câu 2. Lũ băng của sông ngòi Bắc Á vào mùa nào?

A. Mùa xuân

B. Mùa hạ

C. Mùa thu

D. Mùa đông

Câu 3. Ý nào sau đây không phải đặc điểm địa hình của châu Á?

A. Châu Á có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao, đồ sộ và nhiều đồng bằng bậc nhất thế giới.

B. Địa hình bị chia cắt phức tạp.

C. Các núi và cao nguyên cao đồ sộ tập trung ở trung tâm châu lục.

D. Địa hình khá đơn giản, có thể coi toàn bộ lục địa là khối cao nguyên khổng lồ.

Câu 4. Quốc gia nào trở nên giàu có dựa vào nguồn tài nguyên dầu khí phong phú ?

A. Nhật Bản

B. Việt Nam

C. Cô-oét

D. Lào

Câu 5. Quốc gia đông dân nhất châu Á là :

A. Thái Lan

B. Trung Quốc

C. Việt Nam

D. Ấn Độ

Câu 6. Châu Á có diện tích đất liền khoảng :

A. 41,5 triệu km2

B. 42,5 triệu km2

C. 43,5 triệu km2

D. 44,4 triệu km2

Câu 7. Vùng lãnh thổ châu Á trải dài từ:

A.Từ vùng cực Bắc đến cực Nam.

B.Từ vùng Cực Bắc đến vùng Xích Đạo.

C.Từ vùng Xích đạo đến vùng cực Nam.

Câu 8. Dân số Châu Á chiếm khoảng bao nhiêu phần trăm dân số thế giới?

A.55%

B.60%

C.69%

D.72%

Câu 9. Nước nào sau đây có diện tích lớn nhất ở Châu Á?

A. A-rập-xê-út

B.Trung Quốc

C.Ấn Độ

D.Pa-ki-xtan

Câu 10. Châu Á có nhiều dầu mỏ, khí đốt tập trung chủ yếu ở khu vực nào?

A.Đông Nam Á

B.Tây Nam Á

C.Trung Á

D.Nam Á

Câu 11. Phần đất liền châu Á không tiếp giáp đại dương nào sau dây?

A. Thái Bình Dương.

B. Bắc Băng Dương.

C. Đại Tây Dương.

D. Ấn Độ Dương.

Câu 12. Điểm cực Bắc và cực Nam của Châu Á ( phần đất liền ) kéo dài trên những vĩ độ nào?

A. 77044’B - 1016’B

B. 76044’B - 2016’B

C. 78043’B - 1017’B

D. 87044’B - 1016’B

Câu 13. Con sông dài nhất châu Á là:

A. Trường Giang

B. A -mua

C. Sông Hằng

D. Mê Kông.

Câu 14. Ở Châu Á khu vực có hệ thống sông chảy từ Nam lên Bắc là:

A. Đông Nam Á

B. Tây Nam Á

C. Bắc Á

D. Trung Á.

Câu 15. Khu vực Tây Nam Á nằm trong đới hay kiểu đới khí hậu nào?

A. Nhiệt đới khô

B. Cận nhiệt

C. Ôn đới

D. Nhiệt đới gió mùa.

Câu 16.Nước sông khu vực Tây Nam Á được cung cấp từ:

A. Nước mưa

B. Nước ngầm

C. Nước ngấm ra từ trong núi

D. Nước băng tuyết tan.

Câu 17.Khu vực Nam Á được chia thành các miền địa hình khác nhau:

A. 2 miền

B. 3 miền

C. 4 miền

D. 5 miền.

Câu 18.Ranh giới giữa Nam Á và Trung Á là dãy núi:

A. Gát Tây

B. Gát Đông

C. Hy-ma-lay-a

D. Cap-ca.

Câu 19.Khu vực Nam Á có khí hậu:

A. Cận nhiệt đới

B. Nhiệt đới khô

C. Xích đạo

D. Nhiệt đới gió mùa.

Câu 20.Khí hậu phía Tây khu vực Đông Á là:

A. Nhiệt đới

B. Ôn đới

C. Cận Nhiệt lục địa

D. Nhiệt đới gió mùa.

Câu 21. Con sông nào dài nhất khu vực Đông Á?

A. Sông Ấn

B. Trường Giang

C. A Mua

D. Hoàng Hà.

Câu 22 .Quốc gia nào ở Đông Á thường xuyên bị động đất va núi lửa? --> Indonesia

A. Hàn Quốc

B. Trung Quốc

C. Nhật Bản

D. Triều Tiên.

Câu 23:Dãy núi cao nhất châu Á và thế giới có đỉnh Chô-mô-lung-ma( hay đỉnh E-vơ-rét) cao 8848m là:

A. dãy Côn Luân

B. dãy Thiên Sơn

C. dãy Hi-ma-lay-a

D. dãy Hoàng Liên Sơn

CÂU HỎI TỰ LUẬN:

Câu 1: Hãy trình bày: Vị trí địa lí, giới hạn, kích thước và đặc điểm địa hình của châu Á?

- Đặc điểm về vị trí địa lí, kích thước lãnh thổ châu Á:
+ Vị trí địa lí : Châu Á là một bộ phận của lục địa Á – Âu, nằm kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo, tiếp giáp với châu Âu, châu Phi và các đại dương Thái Bình Dương, Băc Băng Dương và Ấn Độ Dương. 
+ Kích thước lãnh thổ : là châu lục rộng lớn nhất với diện tích 44,4 triệu km2 (kể cả các đảo).
- Ý nghĩa của chúng đối với khí hậu:
+ Vị trí kéo dài từ vùng cực Bắc xuống vùng  xích đạo làm cho lượng bức xạ mặt trời phân bố không đều, hình thành các đới khí hậu thay đổi từ bắc xuống nam.
+ Kích thước lãnh thổ rộng lớn làm cho khí hậu phân hóa thành các kiểu khác nhau : Khí hậu ẩm ở gần biển và khí hậu khô hạn ở vùng lục địa.

Câu 2: Trình bày đặc điểm mạng lưới sông ngòi châu Á? Nêu những giá trị về mặt kinh tế do sông ngòi châu Á mang lại?

- Châu Á có mạng lưới sông ngòi khá phát triển và có nhiều hệ thống sông lớn.

- Các sông châu Á phân bố không đều và chế độ nước khá phức tạp.

+ Bắc Á: Nhiều sông, các sông lớn đều chảy theo hướng từ nam lên bắc, mùa đông các sông bị đóng băng kéo dài. Mùa xuân băng tuyết tan, mực nước sông lên nhanh và gây lũ băng lớn.

+ Đông Á, Đông Nam Á: Sông dày đặc, nhiều sông lớn, thời kì nước lớn vào cuối mùa hạ đầu mùa thu, thời kì cạn nhất vào cuối đông đầu xuân.

+ Tây Nam Á và Trung Á: Do khí hậu lục địa khô hạn nên sông kém phát triển. Nguồn cung cấp nước là tuyết và băng tan từ các đỉnh núi cao nên vẫn có nhiều sông lớn.

- Giá trị kinh tế của sông ngòi châu Á:

giao thông, thuỷ điện, cung cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt, du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

Câu 3: Chứng minh châu Á là châu lục đông dân nhất thế giới ? Cho biết nguyên nhân nào dân cư tập trung đông đúc ở châu Á ?

- Châu Á có số dân đông nhất thế giới.

- Chiếm gần 61% dân số.

- Dân số tăng nhanh

Câu 4: Xác định vị trí, giới hạn khu vực Tây Nam Á ? Trình bày đặc điểm tự nhiên khu vực Tây Nam Á?

Một số nước thuộc khu vực Tây Nam Á gồm: I-rắc, I-ran, Ả Rập Xê Út, Ai Cập, Xi-ri, Thổ Nhĩ Kì…

Một số nước thuộc khu vực Nam Á gồm: Nê-pan, Pa-kít-stan, Áp-ga-nít-stan, Ấn Độ,…

Câu 5: Xác định vị trí, giới hạn và tên các quốc gia của khu vực Nam Á ? Trình bày đặc điểm địa hình của khu vực Nam Á ?

Câu 6: Trình bày đặc điểm địa hình và sông ngòi khu vực Đông Á? So sánh sự giống và khác nhau giữa sông Hoàng Hà và sông Trường Giang?