- Đặt 2 câu ghép mà giữa các vế câu có quan hệ nguyên nhân. - Đặt 2 câu ghép mà giữa các vế câu có quan hệ điều kiện (giả thiết). - Đặt 2 câu ghép mà giữa các vế câu có quan hệ tương phản. - Đặt 2 câu ghép mà giữa các vế câu có quan hệ tăng tiến. - Đặt 2 câu ghép mà giữa các vế câu có quan hệ lựa chọn. - Đặt 2 câu ghép mà giữa các vế câu có quan hệ bổ sung. - Đặt 2 câu ghép mà giữa các vế câu có quan hệ tiếp nối. - Đặt 2 câu ghép mà giữa các vế câu có quan hệ đồng thời.

2 câu trả lời

1. Quan hệ nguyên nhân – hệ quả (vì… nên…; do…. nên…; bởi… nên….; bởi vì… nên….)

VD

– Vì muốn để lại mảnh vườn cho con trai khi nó trở về có chỗ ăn chỗ ở nên lão Hạc đã chọn lấy cái chết.

– Bởi không biết bơi nên tuấn không dám đến chỗ nước sâu.

2. Quan hệ điều kiện – kết quả (nếu… thì….; nếu như..thì; hề … thì….; hễ….mà..; giá …mà…)

VD:

– Nếu tôi biết trước Lan sẽ đến thì tôi đã chờ cậu ấy cùng đi.

– Giá mà đêm qua tôi cố gắng học hết bài thì sáng nay đã làm được bài cuối rồi.

3. Quan hệ tương phản (tuy…. nhưng….;mặc dù/mặc dầu….nhưng….; dù …. nhưng…)

VD:

– Mặc dù anh Dậu rất đau đớn nhưng anh vẫn cố gượng dậy can chị Dậu.

– Dù chưa biết lời người cô thật giả thế nào nhưng  bé Hồng vẫn dành hết tình yêu thương và sự kính trọng mẹ mình.

4. Quan hệ tăng tiến (càng…càng…; bao nhiêu….bấy nhiêu…..)

VD:

– Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa!

– Nước dâng lên cao bao nhiêu, núi cũng dâng cao bấy nhiêu.

5. Quan hệ lựa chọn (hay là; hoặc là)

VD:

– Anh làm hay tôi làm việc này?

– Cậu sẽ đến nhà Lan trước hay là ghé chỗ tớ trước?

Hoặc là chúng ta chiến đấu đến cùng rồi chết trong danh dự hoặc là chúng ta sẽ đầu hàng và chết trong nhục nhã.

6. Quan hệ bổ sung (không những … mà còn; chẳng những …mà ….; không chỉ…. mà…..)

VD:

– Lan không những học giỏi mà còn hát rất hay.

– Lão học không những là người thật thà, chấc phác mà còn rất giàu lòng tự trọng và hết mực yeu thương con.

– Chẳng những thái ấp của ta không còn,  bổng lộc các ngươi cũng mất; chẳng những gia quyến của ta bị đuổi, mà vợ con các ngươi cũng nguy khốn

– Không chỉ riêng tôi bị thầy phạt  cả lớp cũng bị thầy khiển trách.

7. Quan hệ tiếp nối (vừa… cũng; vừa…. đã….)

VD:

– Tôi vừa về đến nhà, trời cũng đổ mưa to.

– Tôi vừa ngẩng đầu lên, đã thấy mẹ đứng ngay bên cạnh, vẻ mặt giận dữ.

8. Quan hệ đồng thời (…..còn…..; vừa….vừa….; trong khi…. thì…..)

VD:

– Tôi và Lan lo sắp xếp bàn ghế cho ngay ngắn còn Hồng và Tuấn sẽ chuẩn bị bài thuyết trình.

– Chị Dậu vừa bế cái Tĩu vừa trút nồi khoai ra rổ, khói bay nghi ngút.

Trong khi chị Dậu lo chạy vạy kiếm đủ tiền đống sưu thì anh Dậu bị chúng lỗi ra đình đánh đập thậm tệ.

9. Quan hệ giải thích:

VD:

– Thành phố Hồ Chí minh – thành phố lớn nhất nước ta – đang trên đà phát triển mạnh mẽ.

– Lão sang nhà ông Giáo gửi hai mươi lăm đồng bạc trắng, số tiền lão mới bán cậu Vàng, và thêm năm đồng nữa cùng giấy tờ mảnh vườn nhờ ông Giáo giữ hộ.

1Tuy trời / mưa nhưng tôi / vẫn phải đi học

        C1.    V1.                C2.  V2

->Quan hệ tương phản

 Bởi trời / mưa nên tôi / được nghỉ học

         C1.   V1.           C2.   V2

->Quan hệ điều niệm giả thuyết

a) Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học. 
(Thanh Tịnh, Tôi đi học) 
b) Nếu trong pho lịch sử loài người xoá các thi nhân, văn nhân và đồng thời trong tâm linh loài người xoá hết những dấu vết họ còn lưu lại thì cái cảnh tượng nghèo nàn sẽ đến bực nào! 
(Hoài Thanh, Ý nghĩa văn chương) 

c) Như vậy, chẳng những thái ấp của ta mãi mãi vững bền, mà bổng lộc các ngươi cũng đời đời hưởng thụ; chẳng những gia quyến của ta được êm ấm gối chăn, mà vợ con các ngươi cũng được bách niên giai lão; chẳng những tông miếu của ta sẽ được muôn đời tế lễ, mà tổ tông các ngươi cũng được thờ cúng quanh năm; chẳng những thân ta kiếp này đắc chí, mà đến các ngươi trăm năm về sau tiếng vẫn lưu truyền; chẳng những danh hiệu ta không bị mai một, mà tên họ các ngươi cũng sử sách lưu thơm. 
(Trần Quốc Tuấn, Hịch tướng sĩ) 
d) Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương. 
(Nguyễn Đình Thi) 
e) Hai người giằng co nhau, du đẩy nhau, rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vào vật nhau [...]. Kết cục, anh chàng “hầu cận ông lí” yếu hơn chị chàng con mọn, bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm. 
(Ngô Tất Tố) 

Bài làm:

a) Quan hệ ý nghĩa giữa vế thứ nhất với vế thứ hai là quan hệ nguyên nhân (vế thứ nhất chỉ kết quả, vế thứ hai có từ “vì” chỉ nguyên nhân).
Quan hệ ý nghĩa giữa vế thứ hai và vế thứ ba là quan hệ giải thích (vế thứ ba sau dấu hai chấm giải thích cho những điều nêu ở vế thứ hai “hôm nay tôi đi học”).
b) Quan hệ ý nghĩa giữa vế thứ nhất với vế thứ hai là quan hệ điều kiện (vế có từ “nếu” chỉ điều kiện, vế thứ hai chỉ kết quả “thì cái cảnh tượng nghèo nàn sẽ đến mức nào”).
c) Quan hệ ý nghĩa giữa các vế: (quan hệ qua lại) quan hệ đồng thời. Vế một nêu quyền lợi mà chủ tướng (ta), vế hai nêu ý quyền lợi của các tướng sĩ (các ngươi) cùng gắn bó trên mọi lĩnh vực.
d) Quan hệ ý nghĩa giữa các vế là quan hệ tương phản (vế thứ nhất có từ “tuy” tương phán ý nghĩa với vế thứ hai).
e) Đoạn trích có hai câu ghép.
Câu ghép thứ nhất, các vế câu có quan hệ nối tiếp, tăng tiến qua từ “rồi”.
Câu ghép thứ hai, các vế câu có quan hệ nguyên nhân (vế có từ yếu hơn chỉ nguyên nhân, vế sau chi kết quả.

SORRY BN MIK CX CHỈ LÀM ĐC VẬY THUI

chúc bạn học tốt

Câu hỏi trong lớp Xem thêm