Đánh giá sự ảnh hưởng tích cực của nho giáo Trung Quốc đối với Việt Nam
2 câu trả lời
Ảnh hưởng về văn hoá, chữ viết, KHKT, tôn giáo (Nho giáo).
+ Nho giáo: ra đời ở Trung Quốc, do Khổng Tử sáng lập. Du nhập vào nước ta từ thời Bắc thuộc và được nhà Lý chính thức thừa nhận khi cho xây dựng Văn Miếu thờ Khổng Tử. Từ thời Lê trở thành tư tưởng chính thống của giai cấp thống trị. Nho giáo đã trở thành một nhu cầu tư tưởng thiết yếu cho việc xây dụng một thiết chế quân chủ tập quyền theo mô hình Đông Á Trung Hoa, cũng như những nguyên lý cơ bản của phép trị nước, trong đó một biện pháp chiến lược là chế độ khoa cử. Về chế độ khoa cử được tổ chức mộ cách quy cũ ví dụ thời Trần có tất cả 14 khoa thi (10 khoa chính thức và 4 khoa phụ), lấy đỗ 282 người đại khoa, có học vị Thái học sinh. Năm 1374, có tổ chức thi Đình cho các tiến sĩ. 3 người đỗ đầu được gọi là Tam khôi: Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa. (Sau đặt thêm một học vị cấp cao nữa là Hoàng giáp).Tầng lớp nho sĩ ngày một phát triển, trong đó có những gương mặt nổi bật đều là những nhân tài của đất nước như Lê Văn Hưu, Đoàn Nhữ Hài, Nguyễn Trung Ngạn, Trương Hán Siêu, Mạc Đĩnh Chi, Chu Văn An…
+Kiến trúc: Văn Miếu - Quốc Tử Giám, hoàng thành Thăng Long, thành nhà Hồ và một số công trình đền đài, tượng điêu khắc, tứ linh (long, ly, quy, phượng), … có sự pha trộn phong cách kiến trúc của Trung Hoa.
+ Văn học- nghệ thuật: Cơ sở tư tưởng của văn học nghệ thuật dựa trên Phật giáo và Nho giáo. Trong đó, tư tưởng nho giáo ảnh hưởng đến dòng văn học yêu nước dân tộc.Chữ Hán là chữ viết chi phối rất lớn đến hệ thống văn học nghệ thuật và đời sống văn hoá của nhân dân.
+ Ngoài ra, các thành tựu về khoa học tự nhiên như bàn tính, lịch can chi, chữa bệnh bằng châm cứu… đều có tác động sâu rộng đến nền văn minh Đại Việt cũng như nền văn minh nước ta trong giai đoạn hiện tại.
Ảnh hưởng tích cực của Nho giáo ở Việt Nam.
Ảnh hưởng tích cực của Nho giáo thể hiện ở những điểm sau:
– Nho giáo góp phần xây dựng các triều đại phong kiến vững mạnh và bảo vệ chủ quyền dân tộc.
Công lao của Nho giáo là góp phần đào tạo tầng lớp nho sĩ Việt nam, trong đó có nhiều nhân tài kiệt xuất như Lê Quý Đôn, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Ngô Thì Nhậm…
Những thể chế chính trị, lễ nghi đạo đức Nho giáo đã du nhập vào Việt nam. Chịu ảnh hưởng của Nho giáo, dòng văn minh dân gian làng xã được phổ biến và phát triển, thể hiện ở các cuộc đua, vui chơi, hoa văn trang trí đền chùa… Các tư tưởng đấng trượng phu, quân tử, quan hệ tam cương, tam tòng tứ đức, thủ tục ma chay, cưới xin, các quy định về tôn ti trật tự,… ảnh hưởng rất đậm nét ở Việt nam, nhất là bắt đầu từ đời nhà Lê, khi Nho giáo bắt đầu thống trị và trở thành hệ tư tưởng chính thống của chế độ phong kiến.
– Nho giáo hướng con người vào con đường ham tu dưỡng đạo đức theo Nhân – Nghĩa – Lễ – Trí – Tín, ham học tập để phò Vua giúp nước. Nhiều ý nghĩa giá trị của những chuẩn mực đạo đức Nho giáo đã được quần chúng nhân dân sử dụng trong nền đạo đức của mình. Ví dụ như:
+ “Tiên học lễ, hậu học văn” là khẩu hiệu trong các trường học Việt nam từ xưa đến nay. Bác Hồ cũng từng sử dụng những thuật ngữ đạo đức của Nho giáo và đã đưa vào đó những nội dung mới như: “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, trung, hiếu, …”
+ Tư tưởng “Trăm năm trồng người” và “Hữu giáo vô loại” (nghĩa là dạy học cho mọi người không phân biệt đẳng cấp) của Khổng Tử đã được Đảng Cộng sản Việt nam vận dụng trong công cuộc xây dựng đất nước.
– ảnh hưởng chính của Nho giáo là thiết lập được kỷ cương và trật tự xã hội. Nho giáo với các tư tưởng chính trị – đạo đức như “Chính danh”, “Nhân trị”, “Nhân chính” luôn luôn là bài học quý giá và được vận dụng trong suốt lịch sử Việt nam.
Nguyễn Trãi trong “Bình Ngô đại cáo” đã viết:
“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”,
và “Lấy đại nghĩa để thắng hung tàn
Đem chí nhân để thay cường bạo”.
Đảng ta thực hiện đường lối lấy dân làm gốc với khẩu hiệu: “Dân giàu, nước mạnh” và “Chúng ta không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng”.
Bác Hồ khi kế thừa các tư tưởng triết học Nho giáo đã tinh lọc, loại bỏ những tư tưởng không phù hợp với thời đại và hoàn cảnh của Việt nam lúc bấy giờ. Chẳng hạn Khổng Tử cho rằng: “Thứ dân bất nghị” tức là dân thường không có quyền bàn việc nước, còn Bác Hồ đề cao dân chủ. Khổng Tử coi thường vị trí, vai trò của người phụ nữ trong xã hội thì Bác Hồ chủ trương nam nữ bình quyền.
Ảnh hưởng tiêu cực của Nho giáo ở Việt Nam.
Ảnh hưởng tiêu cực của Nho giáo thể hiện ở những điểm sau:
Nho giáo suy đến cùng là bảo thủ về mặt xã hội và duy tâm về mặt triết học. Nó thường được sử dụng để bảo vệ, củng cố các xã hội phong kiến trong lịch sử. Nho giáo góp phần không nhỏ trong việc duy trì quá lâu chế độ phong kiến ở á Đông nói chung và ở Việt nam nói riêng.
Nho giáo cũng là một trong những nguyên nhân kìm hãm sản xuất phát triển ở Việt nam. Dưới ảnh hưởng của Nho giáo, truyền thống tập thể đã biến thành chủ nghĩa gia trưởng, chuyên quyền, độc đoán, bất bình đẳng. Nho giáo không thúc đẩy sự phát triển của các ngành khoa học tự nhiên bởi phương pháp giáo dục thiên lệch của Nho giáo chỉ quan tâm tới đạo đức, học và dạy làm người mà không đề cập đến kiến thức khoa học kỹ thuật. Những mặt tiêu cực đó phản ánh tính chất bảo thủ lạc hậu của Nho giáo ở nước ta.
Hiện nay, trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt nam thì tư tưởng chính trị – đạo đức của Nho giáo có ảnh hưởng trên các mặt sau:
– Trên lĩnh vực xã hội: Nó có tác dụng ổn định kinh tế – chính trị để phát triển kinh tế. Đó là điều kiện để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở Việt nam.
– Trên lĩnh vực chính trị – đạo đức: Ngày nay áp dụng những tư tưởng của Nho giáo, kế thừa nhữnh mặt tích cực của nó để đạt mục tiêu ổn định kinh tế, xã hội; đặc biệt chú trọng Nho giáo cổ đại (Khổng Tử) chứ không phải Nho giáo sau này (chỉ nhấn mạnh quan hệ một chiều). Đảm bảo nhìn nhận vấn đề một cách hợp lý, duy trì vấn đề phê phán đúng lúc, đặt vấn đề dân chủ trong việc áp dụng những tinh hoa tích cực. Trong kinh doanh phải biết trọng chữ tín, lấy chữ tín làm đầu, trong đó có một vấn đề rất quan trọng là phải quan tâm đúng mức đến chất lượng sản phẩm.