1 câu trả lời
Trong hai thập kỷ qua, châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng đang trải qua quá trình quá độ từ
mô hình xã hội truyền thống sang xã hội hiện đại với những biến đổi sâu sắc về kinh tế văn hóa
và xã hội. Quá trình biến đổi này đang thúc đẩy tốc độ đô thị hóa ở các nước đang phát triển
trong khu vực. Như là một kết quả tất yếu, xu hướng di dân nông thôn thành thị đang tăng lên cả
về số lượng lẫn chất lượng và đang góp phần quan trọng vào sự gia tăng dân số đô thị hiện nay.
Vấn đề di dân hiện nay đã vượt qua tầm kiểm soát của mỗi quốc gia, và đã trở thành vấn đề của
khu vực khi quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra một cách mạnh mẽ. Sự xuất hiện mạnh mẽ của
các khu công nghiệp nhẹ như may mặc giày da, của các cơ sở dịch vụ đang cuốn hút nhiều lao
động nữ vào các thành phố lớn ở khu vực châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Nhìn chung ở
các nước đang phát triển ở châu Á, tỉ lệ nữ tham gia vào xu hướng di dân đang tăng nhanh và
vượt qua tỉ lệ nam giới di cư. Đề cập đến vấn đề di dân theo cách tiếp cận giới, các nhà nghiên
cứu cho rằng nó không chỉ đơn thuần đề cập đến sự khác biệt nam nữ về mặt số lượng hoặc về
các đặc điểm của người di chuyển, mà cả nghiên cứu sự khác biệt đặc trưng giữa nam và nữ liên
quan đến nguyên nhân, hệ quả cũng như các tác động xã hội của hiện tượng này. Sự tác động của
các chính sách liên quan đến di dân cũng cần xem xét trên cơ sở giới