đặc điểm phân biệt cây thông với cây dây tơ hồng châu âu

2 câu trả lời

Tơ hồng có thể dễ dàng xác định nhờ các thân cây mỏng và dường như không có lá của chúng.Thực ra, các lá đã giảm kích thước đến mức rất nhỏ. Chúng gần như hoàn toàn không có diệp lục và vì thế không thể quang hợp một cách có hiệu quả và phải phụ thuộc hoàn toàn vào cây chủ trong việc cung cấp các chất dinh dưỡng.

Cuscuta europaea nở hoa. Cây tơ hồng trên hàng rào trước nhà ở xã Thạch Hải, Hà Tĩnh.

Hoa của cây tơ hồng có thể có màu từ trắng tới hồng hay vàng hoặc kem. Một số loài ra hoa vào đầu mùa hè, các loài khác thì muộn hơn - phụ thuộc vào từng loài. Hạt của nó rất nhỏ và được sinh ra với một lượng lớn. Chúng có lớp vỏ cứng và có thể sống sót trong đất từ 5-10 năm hoặc hơn thế.

Hạt của cây tơ hồng nảy chồi ở hay gần bề mặt của lớp đất. Mặc dù sự nảy mầm của nó có thể diễn ra mà không cần cây chủ, nhưng nó cần phải nhanh chóng vươn tới những cây xanh ở cạnh đó thật nhanh; thân cây non bò về phía ánh sáng màu lục được truyền tới nó xuyên qua các lá cây khác ở gần đó. Nếu trong phạm vi từ 5-10 ngày kể từ khi nảy mầm mà nó không vươn tới được cây xanh nào khác thì cây tơ hồng sẽ chết. Trước khi tới được cây chủ thì tơ hồng, giống như các loài cây khác, dựa vào các lá mầm để có chất dinh dưỡng.
-----------------------------------------------------------------------------------------
Còn cây thông thì thuộc loại cây gỗ có chiều cao và khá lớn, cao trung bình 30-35 m trở lên. Thân cây thông thường thẳng và tròn, cây có nhiều nhựa. Vỏ cây thông rất dày có màu nâu đỏ nhạt, nứt dọc sâu. Lá cây có màu xanh thẫm, khi cầm lên tay chúng ta có cảm giá rất thô và cứng.

- Cây gỗ thông có nguồn gốc từ vùng Bắc bán cầu, và đã phát triển sang phần lớn các vùng ôn đới và cận nhiệt đới trên khắp giới. Cây thông thường được trồng để lấy gỗ và là cây cảnh trong vườn hay trong các khu công viên, dọc các tuyến đường quốc lộ.

- Việt nam phân bố đều Bắc bộ, Tây nguyên.
 #baonhi110

                                          Xin 5 sao và ctlhn, chúc bạn học tốt



Cây Thông : 

Rễ: to khỏe, mọc sâu. Thân gỗ: phân thành nhiều cành, có vỏ ngoài màu nâu, xù xì. Thân có mạch dẫn. Lá: nhỏ, hình kim, mọc 2 – 3 lá trên một cành con rất ngắn.

Cơ quan sinh sản của thông là nón đực và nón cái nằm trên cùng một cây.

Cây dây tơ hồng châu âu :

là một loại thực vật thân thảo dây leo dạng sợi nhỏ. Cây không có chất diệp lục nên có màu vàng và sống ký sinh trên cây khác do không có khả năng quang hợp

Thân cây dạng sợi nhỏ, màu vàng, vàng xanh hoặc nâu nhạt. Khi phát triển, thân vươn dài mọc cuốn vào cành hay các tán lá của cây chủ. Dọc theo thân có nhiều rễ mút mọc đâm vào thân cây mà nó ký sinh để hút chất dinh dưỡng.

Dây tơ hồng vàng không có lá mà bị tiêu biến thành các vảy. Hiếm khi dây tơ hồng vàng ra hoa. Nếu ra thì hoa khá nhỏ, hình cầu, sắc trắng nhạt. Nhiều bông gộp lại thành một chùm.

Quả tơ hồng vàng có hình bầu, đường kính cỡ 3mm. Khi còn non quả màu xanh, khi già chuyển sang màu đen. Vỏ bắt đầu nứt từ dưới lên để lộ ra 2 – 4 hạt nhỏ hình trứng ở bên trong. Đỉnh hạt dẹt, chiều dài mỗi hạt cỡ 2mm.