2 câu trả lời
Nho giáo hay còn được gọi với tên gọi khác là đạo Nho hoặc đạo Khổng. Đó là một hệ thống đạo đức, triết học xã hội, giáo dục, chính trị do Khổng Tử thành lập và được các đệ tử của ông trên phát triển khắp nơi với mục đích tạo dựng nên một xã hội hài hòa với những con người có đạo đức và có những lễ nghi chuẩn mực, đất nước thái bình, thịnh vượng.
Những người sống, hoạt động theo tư tưởng được đề cập đến trong Nho giáo thì được gọi là các “Nho sĩ” hay “Nho sinh” trong đó chữ “Nho” dùng để chỉ những người có học thức, có phép cư xử và biết lễ nghĩa.
Tôn chỉ chính của đạo Nho bao gồm có 3 điều đó chính là:
- Con người và vạn vật trời đất đều có sự tương thông với nhau
- Mọi việc trên đời đều phải lấy thực nghiệm để chứng minh
- Lấy trực giác và năng khiếu vốn có để tìm hiểu làm rõ vạn vật
Có thể thấy được rằng: Nho giáo là một tôn giáo rất cao minh. Tuy nhiên, trong quá khứ, không phải ai cũng làm tốt việc áp dụng cũng như hiểu được tường tận về giá trị cốt lõi của đạo Nho.
+Học cách tổ chức triều đình và hệ thống pháp luật+ Hệ thống thi cử tuyển chọn người tài được vận dung từ thời Lý, hoàn thiện vào thời Trần và hoàn chỉnh vào thời Lê.+ Sử dụng chữ Hán làm văn tự chính thức trong giao dịch hành chính, trên cơ sở chữ Hán đã sáng tạo ra chữ Nôm trong sáng tác văn chươngNho giáo bị biến đổi nhiều ở VN để phù hợp với truyền thống VH dân tộc:+ Nho giáo không chỉ để giữ yên ngai vàng và bành chướng xâm lăng mà nhu cầu duy trì sự ổn định có cả ở dân và triều đình, cả trong đối nội và đối ngoại. Thể hiện qua:- Biện pháp kinh tế: nhẹ lương nặng bổng- Biện pháp tinh thần: trọng đức khinh tài+ Trọng tình người: tâm đắc với chữ “Nhân” hơn cả- Truyền thống dân chủ của VH nông nghiệp, mềm hóa cho phù hợp với tâm lí tình cảm của người Việt, trở thành những giá trị văn hóa gắn liền với nếp sống, pttq ở Việt Nam.VD: Trọng nam khinh nữ, nhưng người vợ vẫn là “nội tướng”- Tiếp thu chữ hiếu, bình đẳng giữa cha và mẹ: “Công cha như núi Thái Sưn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”+ Tư tưởng trung quân:trung quân gắn liền với ái quốc, đất nước dân tộc là cái quyết định (không đề cao tuyệt đối vai trò cá nhân thủ lĩnh)VD: Lê Hoàn thay nhà Đinh, Lý Công Uẩn thay nhà Tiền Lê, Trần Cảnh thay nhà Lý+ Trọng văn: do chịu ảnh hưởng của VH nông nghiệp phương nam nên rất coi trọng văn, kẻ sĩ, trong khi Trung Hoa chỉ coi quan văn = quan võ. Người Việt dù luôn phải đối phó với chiến tranh nhưng ít quan tâm đến các kì thi võ mà chỉ ham học chữ, thi văn. Nhìn Nho giáo là 1 công cụ VH, con đường làm nên nghiệp lớn+ Thái độ đối với nghề buôn: trọng nông ức thương 🡪 duy trì nền nông nghiệp âm tính (tính cộng đồng và tự trị), tránh mọi nguy cơ đồng hóa