đặc điểm của các tầng đất trên trái đất .nói 1 đoạn thuyết minh tầm 10 -15 dòng nói về điều đó .lưu ý cấm chép mạng
2 câu trả lời
đặc điểm của các tầng đất trên trái đất là :
đất là một thành phần không thể thiếu trên trái đất có sự sống của muôn loài vật trên trái đất các loại đất trên trái đất là có các loại khác nhau mỗi loại thì có đặc điểm khác nhau .
trên trái đất có các loại đất như : đất đen,đất pốt dôn,đất đỏ.các loại đất trên đều có các đặc điểm như sau :
đất đen :có ở thảo nguyên ôn đới giàu mùn ,có màu đen đặc trung và là loại đất tốt nhất thế giới .
đất pốt dôn :có đặc tính chua và nghèo mùn ,ít dinh dưỡng .
đất đỏ :có màu vàng chịu nhiệt có cả quá trình tích tụ oxit sắt và nhôm mạnh làm cho đất có màu đỏ và ,tầng đất dày ,tương dối chua và ít dinh dưỡng.
thuyết minh :
đất là lớp vật mỏng ,vụn bở ,bao phủ trên bền mặt lục địa và các đảo,có đặc trưng bởi đọ phì nhiêu .đất được hình thành do tác động đồng thời của 5 nhân tố :đá mẹ,khí hậu ,địa hình và thời gian .đất vô cùng quan trọng cho sự sống trên trái đất . đất hỗ trợ sinh trưởng của thực vật ,các loài thực vật lại cung cấp thức ăn và oxy cũng như hấp thụ carbonic cho con người .mỗi loại đất phù hợp với sự tồn tại và phát triển của thảm thực vật riêng,đi kèm là hệ động vật thích nghi với môi trường đó .
@linhha579
Cấu trúc bên trong Trái Đất tương tự như ở bên ngoài cũng bao gồm các lớp. Các lớp này được xác định dựa trên các đặc điểm hóa học hoặc lưu biến của chúng.
Trái Đất có lớp vỏ silicat rắn ở ngoài cùng, manti rất nhớt, lõi ngoài lỏng và ít nhớt hơn manti, và lõi trong rắn. Những hiểu biết khoa học về cấu trúc bên trong Trái Đất dựa trên các quan sát về địa hình và độ sâu đáy biển, quan sát các đá ở các điểm lộ, các mẫu lấy từ bề mặt đất đến các độ sâu sâu hơn bởi hoạt động núi lửa, phân tích sóng địa chấn đi xuyên qua Trái Đất, đo đạc trường trọng lực của Trái Đất, và các thí nghiệm về tinh thể rắn trong nhiều điều kiện nhiệt độ và áp suất khác nhau trong lòng Trái Đất.
Lõi Trái Đất hay còn gọi là Nhân Trái Đất. Theo đặc điểm vật lý dựa trên đặc điểm sóng truyền qua người ta chia lõi thành 2 lớp có đặc điểm ứng xừ sóng khác nhau. Lớp bên ngoài hay còn gọi là nhân ngoài được cho là ở thể lỏng; còn lớp bên trong hay nhân trong được cho là ở thể rắn có mật độ (tỷ trọng) cao nhất trong các lớp của Trái Đất. Sự tồn tại của lõi trong có thể phân biệt với lõi ngoài được nhà địa chấn học Inge Lehmann phát hiện vào năm 1936 [2], vì nó không có khả năng truyền sóng cắt đàn hồi; chỉ có sóng nén được quan sát là truyền qua nó [3].Chưa có nhiều thông tin về lõi trong cùng .
Mật độ trung bình của Trái Đất khoảng 5.515 kg/m3. Trong khi mật độ trung bình của vật liệu trên bề mặt vào khoảng 3.000 kg/m3, do vậy các vật liệu nằm sâu hơn bên trong có mật độ lớn hơn. Các đo đạc địa chấn cho thấy tỷ trọng của nhân ngoài từ 9.900 đến 12.200 kg/m3 và nhân trong khoảng 12.600–13.000 kg/m3.[4]
Nhân ngoài nằm ở độ sâu khoảng 2.900 km phía dưới bề mặt Trái Đất và dày khoảng 2.260 km[5]. Nhiệt độ của lõi ngoài Trái Đất nằm trong khoảng từ 4.400 °C ở phần trên tới 6.100 °C ở phần dưới. Lớp chất lỏng và nóng bao gồm sắt và niken này của lớp lõi ngoài có tính dẫn điện, kết hợp với sự tự quay của Trái Đất, sinh ra hiệu ứng dynamo (xem thuyết Geodynamo), duy trì các dòng điện và như thế được coi là gây ra ảnh hưởng tới từ trường của Trái Đất[6]. Nó chiếm khoảng 30,8% khối lượng Trái Đất[7].
Lõi trong của Trái Đất là phần trong cùng nhất của Trái Đất là một quả cầu chủ yếu ở dạng rắn có bán kính khoảng 1.220 km, chỉ bằng 70% bán kính của Mặt Trăng. Nó được cho là chứa hợp kim sắt-niken (hay còn gọi là nhân Nife), và nhiệt độ của nó tương đương nhiệt độ bề mặt của Mặt Trời.[8]
Theo ước tính lõi trong cùng bắt đầu từ độ sâu 5.800km từ mặt đất kéo dài xuống tận tâm trái đất.Vật chất ở trong lớp nhân trong cùng có trạng thái tồn tại ở trạng thái khác so với lớp nhân . Cấu tạo chủ yếu là sắt .