Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933), đã gây ra những hậu quả như thế nào cho các nước châu Âu? Em hiểu thế nào là phát xít?
2 câu trả lời
Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933:
- Về kinh tế:
+ Tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản.
+ Hàng chục triệu công nhân thất nghiệp, nông dân mất ruộng đất, sống trong cảnh nghèo đói, túng quẫn.
- Về chính trị - xã hội: gây nên những bất ổn về chính trị, xã hội. Những cuộc đấu tranh, biểu tình, tuần hành của những người thất nghiệp diễn ra khắp các nước, lôi kéo hàng triệu người tham gia.
- Về quan hệ quốc tế:
+ Hình thành hai khối đế quốc đối lập: một bên là Mĩ, Anh, Pháp với một bên là Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản.
+ Diễn ra cuộc chạy đua vũ trang ráo riết, báo hiệu nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới.
-Chủ nghĩa phát xít là hình thức chuyên chính của tư bản chủ nghĩa. Chủ nghĩa phát xít có tham vọng thống lĩnh thế giới. Và để đạt được tham vọng thống trị đó, hệ tư tưởng này sẵn sàng thực thi các chính sách khủng bố, đàn áp một cách tàn bạo và điên cuồng như những kẻ khát máu.
- Về kinh tế: tàn phá nặng nề nền kinh tế của các nước tư bản, kéo lùi sức sản xuất hàng chục năm,…
- Về xã hội: hàng trăm triệu người (công nhân, nông dân,…) rơi vào tình trạng đói khổ. Nạn thất nghiệp tăng, phong trào đấu tranh của nhân dân diễn ra mạnh mẽ.
-Chủ nghĩa phát xít là một hệ tư tưởng chính trị và phong trào chính trị cực hữu đặc trưng bởi sức mạnh độc tài, cưỡng chế, đàn áp đối lập, và sự đoàn kết mạnh mẽ giữa xã hội và kinh tế, nổi bật nhất là ở châu Âu vào đầu thế kỷ 20. ... Phát xít có nguồn gốc chính thức tại Ý, còn có tên gọi là Fasium.