có những bài học quý giá mà chúng ta học được từ những người thân yêu ( ông bà,cha mẹ) . Em hãy kể câu chuyện về một bài học như thế

2 câu trả lời

Thời gian trôi đi nuôi dưỡng tâm hồn con người, giúp ta trưởng thành hơn cả về thế chất, tinh thần và chắp cánh cho ta những ước mơ, những hi vọng vào tương lai. Giống như mọi người, dòng xoáy của thời gian cho tôi sự trưởng thành để một ngày tôi chợt nhận ra: “Tôi đã lớn khôn”. Con người tôi đang ngày càng lớn lên theo năm tháng. Nhớ ngày nào, tôi còn là con bé con nhút nhát chỉ biết tò tò theo sau chân mẹ, thế mà bây giờ, cô nhóc ấy đã trở thành một học sinh Trung học cơ sở, cao hơn cả mẹ. Tôi không chỉ lớn hơn mà tầm tay cũng xa hơn trước. Tôi có thế dễ dàng lấy những cuốn từ điển trên giá cao nhất xuống, có thể giúp mẹ treo quần áo lên mắc tủ mà không cần bắc ghế, có thế giúp bố khiêng thang lên gác thượng để sửa ăng-ten, có thể đi hết một đoạn đường núi dài không cần có ai dắt hay cõng... Những việc ấy hồi nhỏ tôi chưa đủ sức thì bây giờ đều trở nên đơn giản, dễ dàng. Tôi cũng không còn cảm thấy tự hào khi giúp bố mẹ làm những công việc nhà nữa, tất cả đều đã trở thành những việc làm thường ngày của tôi, không có gì khó khăn hay quá sức cả. Cái cảm nhận mình đang lớn lên ban đầu đối với tôi còn rất mở hồ nhưng càng lúc tôi càng nhận thức được rõ ràng hon. Tôi không chỉ lớn lên ở con người mà còn lớn lên trong suy nghĩ của mình. Trước đây, tôi chỉ biết đến trường và học theo các bạn mà chẳng cần lo nghĩ xa xôi gì hết. Ngay cả việc vào học trường cấp hai, tôi cũng đế cho bố mẹ quyết định. Hồi đó, tôi hầu như dựa dẫm hết vào bố mẹ nhưng dần dần, tôi cũng biết tự lo cho mình. Sau mỗi học kì, tôi biết tự xem lại kết quả học tập của mình, so sánh với các bạn khác và kết quả năm học trước đế rút kinh nghiệm cho mình tiến bộ hơn. Trong một tập thế mà ý thức thi đua luôn được đề cao, tôi cũng đã học tập được rất nhiều tò các bạn mình. Tôi biết rằng không ai có thế hiểu mình cần gì hơn chính bản thân mình. Tôi đã có suy nghĩ và ý kiến riêng, tôi có thế tự lo cho mình. Không giống như lúc còn nhỏ (luôn hành động theo bản năng và ý muốn của riêng mình), tôi hiếu rằng không thế không chú ý tới mọi người xung quanh. Tôi đang học cách sống để không phải tranh giành, học cách nhường nhịn và chấp nhận suy nghĩ của người khác. Mỗi người nhìn nhận suy nghĩ theo một chiều hướng khác nhau, điều cần thiết là tôi biết lúc nào cần hiểu và khi nào cần thuyết phục cho người khác hiểu mình. Từ sự khôn lớn ấy, tôi cũng tự đặt cho mình những ước mơ. So với khi còn nhỏ thì những mong muốn ấy đã không còn chỉ là nhũng ý muốn bộc phát, mơ mộng, viển vông nữa. Thời gian đã cho tôi sự chín chắn trong những quyết định cho tương lai. Trước kia, ước muốn của tôi có nhiều vô số mà bây giò’ tôi cũng không còn nhớ hết nữa. Khi ấy, tôi chỉ biết nhìn mọi thứ một cách đon giản, thấy ai làm gì hay hay thì cũng mong muốn mình có thế làm được như vậy. Thế nhưng bây giờ thì tôi hiếu rằng chẳng có mục tiêu nào có thế đạt được một cách đơn giản mà không cần có cố gắng của chính mình. Tôi chẳng mấy khi nghĩ tới những điều con nít như khi còn nhỏ mà suy nghĩ rất kĩ đế tự đánh giá khả năng của mình và đặt ra một mục tiêu chắc chắn. Tôi không muốn phải thay đối mơ ước của mình cho dù tôi có lớn hơn nữa. Hiện nay, tôi vẫn chưa biết ước mơ lớn nhất trong tương lai của mình là gì nhưng khi đã có thể quyết định được, tôi sẽ luôn hi vọng và cố gắng hết sức để đạt được. Nhưng ước mơ ấy càng lớn bao nhiêu, tôi càng nhận thức được trách nhiệm của mình bấy nhiêu. Trước hết, tôi cần có bổn phận đối với những người xung quanh. Là một người con, tôi phải nỗ lực phấn đấu trưởng thành để không phụ công ơn sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ, ông bà. Là một người trò, tôi phải cố gắng học tập, tu dưỡng đạo đức xứng đáng với sự dạy dỗ của các thầy cô giáo. Là một người bạn, tôi cần học tập và giúp đỡ các bạn của mình để cùng tiến bộ hơn... Tôi hiếu rằng bất cứ ai cũng có trách nhiệm riêng. Khi tôi đã là một học sinh khoác trên người bộ đồng phục của trường Ngô Sĩ Liên thì đi đâu tôi cũng là đại diện cho ngôi trường của mình. Tôi hiếu rằng mọi người có thể nhìn nhận và đánh giá ngôi trường thân yêu theo nhừng hành vi ứng xử của tôi. Khi tôi là một người Hà Nội thì tôi là đại diện cho con người thủ đô và khi tôi là người Việt Nam thì tôi cũng là đại diện cho cả dân tộc mình. Càng suy nghĩ về những trách nhiệm ấy tôi cũng cảm nhận được sức nặng đặt trên vai mình. Sự trưởng thành của tôi không chỉ bản thân tôi biết mà mọi người xung quanh cũng đều công nhận. Hè vừa rồi, nhà nội tôi có một niềm vui rất lớn: Người bác của tôi đã sống bên Mĩ gần hai mươi năm cùng với hai cô con gái đã trở về thăm quê hương. Suốt thời gian ấy, bác và hai chi sống ở nhà tôi, bà tôi cũng dọn từ quê ra. Ở nhà nhộn nhịp, đông vui hơn nên công việc cũng nhiều hon trước. Trong khi bố mẹ vẫn phải đi làm, còn chị Thu thì đang thi học kì, chỉ có tôi ở nhà cùng bác tiếp khách và dọn dẹp nhà cửa. Tôi đã cố gắng làm được nhiều việc nhà để bác và bà được nghỉ ngơi. Một hôm, trong bữa cơm bác đã khen tôi làm bố tôi rất vui và hài lòng. Tối hôm đó, trước khi tôi đi ngủ, mẹ nói với tôi: - Con gái mẹ đã lớn nhiều rồi đấy! Tôi sung sướng đi vào giấc ngủ không chỉ vì lời khen của mẹ hay của bác mà vì niềm vui khi thấy bố mẹ tự hào về mình - có nghĩa là tôi đã lớn khôn. Cho dù trách nhiệm có to lớn tới đâu, cho dù ước mơ còn là một khoảng cách rất xa và khó khăn, tôi vẫn sẽ không ngừng cố gắng, bởi tôi biết rằng xung quanh mình vẫn còn những người thân yêu luôn sẵn sàng giúp đỡ tôi bất cứ lúc nào

gười trẻ hay trăn trở và nói nhiều về sự trưởng thành. Với họ, trưởng thành là một thế giới lấp lánh ai cũng muốn tới thật nhanh, nhưng rồi lại chần chừ vì có nhiều nỗi sợ. Không sớm thì muộn, ai cũng sẽ chạm tay vào ngưỡng cửa đó. Có những người trưởng thành thực sự, có những người lại tự cho rằng mình đã trưởng thành. Tuy nhiên, chỉ khi thực sự trưởng thành, bạn mới nghĩ được chỉ khi va vấp và tích cóp được trải nghiệm trong nhiều mối quan hệ, đối mặt với biến cố… đó mới là hoàn cảnh để người ta nhận ra mình phải trưởng thành.

Trưởng thành có nghĩa là một người có khả năng tự đứng trên đôi chân của mình, tự suy nghĩ bằng cái đầu của mình, tự kiếm sống bằng khả năng của mình… và cuối cùng tự chịu trách nhiệm với mọi hành vi của mình gây ra… Đó là xét trên bình diện hành động về ý nghĩa của sự trưởng thành. Tôi muốn kể cho các bạn một câu chuyện ngắn và cũng là biểu hiện của sự thay đổi trưởng thành đó là câu chuyện “Bài học thành bại từ hươu cao cổ”: “Mỗi lần một chú hươu con ra đời đều là một bài học. Khi sinh con, hươu mẹ không nằm mà lại đứng, như vậy hươu con chào đời bằng một cú rơi hơn 3m xuống đất và nằm ngay dưới đó. Sau vài phút, hươu mẹ làm một việc hết sức kỳ lạ, đó là đá vào người con mình cho đến khi nào nó chịu đứng dậy mới thôi. Khi hươu con mỏi chân và nằm, hươu mẹ lại thúc chú đứng lên. Cho đến khi thực sự đúng được, hươu mẹ lại đẩy chú ngã xuống để hươu con phải nỗ lực tự mình đứng dậy trên đôi chân còn non nớt”.

Câu chuyện cực ngắn về chú hươu cao cổ mới sinh và phương pháp dạy con từ thuở nhỏ của hươu mẹ. Điều này nghe có vẻ lạ với chúng ta, nhưng lại thực sự cần thiết cho hươu con bởi chúng phải tự đứng được để có thể tồn tại với bầy đàn, nếu không sẽ bị trơ trọi với cuộc đời và trở thành miếng mồi ngon cho thú dữ.

Con người chúng ta cũng vậy, thật dễ nản chí khi mọi việc đều trở nên tồi tệ. Nhưng cho dù đang phải đối mặt với nhiều gian khổ thì ta vẫn phải giữ vững niềm tin. Người ta không thua khi bị đánh bại mà chỉ thua khi đầu hàng. Hãy ghi nhớ rằng mỗi khi ta phải đối mặt với nghịch cảnh, trong ta luôn có một sức mạnh tiềm ẩn.

Thật ra trưởng thành.. tất nhiên, mọi thứ sẽ thay đổi, từ tư duy, suy nghĩ, cho tới cách cảm nhận sự việc, tình cảm. Nhưng nhìn lại, trưởng thành chưa hẳn là khắc nghiệt hay tần nhẫn gì cho cam nếu như ta biết sống đúng với nó. “Lợi dụng” sự trưởng thành đó để thực hiện những điều mà trước giờ chưa làm được hay “không dám” làm thì cũng “đáng” để được lớn lên lắm chứ.

Trưởng thành không phải là “cái giá”, mà trưởng thành là một “món quà” to lớn khi bạn học được cách vượt qua những nỗi đau, những cơn mộng mị ngu ngốc của cái lứa tuổi mười mấy mà tiến lên phía trước để làm những điều có ý nghĩa hơn.

Trưởng thành là một giai đoạn chuyển biến đẹp nhất của cuộc đời. Hãy từ từ trải qua và tận hương hương vị mới mẻ ấy. Có thể nó sẽ không chứa đầy “sắc hồng ngọt ngào” hay “cầu vồng rực rỡ” nhưng nó vẽ lên một bức tranh về thực tế, và trong bức tranh ấy, bạn là người quyết định bố cục cũng như các bước phối màu. Tới lúc lớn lên, tự ra quyết định và bước đi trên con đường ấy rồi đấy.

Một trong những phẩm chất cao đẹp của con người là biết quan sát và lắng nghe để thưởng thức, để chiêm nghiệm và để rút ra những bài học quý giá. Sống là một quá trình quan sát và cảm nhận. Trong những quan sát và cảm nhận, sự cảm nhận về những thay đổi của bản thân là những cảm nhận gần gũi, thiết thực và thú vị. Điều thú vị nhất là cảm nhận được mình hôm nay trưởng thành hơn ngày hôm qua.

Con người là một động vật cao quý vì con người biết tu thân, biết sống có trách nhiệm và biết hướng tới những điều cao đẹp. “Không ai có thể tắm hai lần trên một dòng sông”. Tất cả mọi người đều thay đổi từng ngày. Sự thay đổi có thể theo chiều hướng tốt hơn hoặc xấu đi.

Với ý thức sống có trách nhiệm, chúng ta sẽ vô cùng hạnh phúc khi cảm nhận được sự thay đổi của bản thân theo hướng tốt đẹp hơn. Một trong những điều tốt đẹp là vững vàng hơn trong công việc học tập và rèn luyện để thành người tốt và có ích cho xã hội, vững vàng hơn trước những cám dỗ xấu xa của cuộc sống.

Một người tốt là người có ý thức rằng bản thân phải sống có mục đích cao đẹp, có lí tưởng, có trách nhiệm với bản thân, với gia đình, với xã hội. Trong quá trình lớn lên và trưởng thành, chúng ta không thể tránh khỏi những lỗi lầm. Nhưng cái chính là chúng ta phải có ý thức sửa chữa những lỗi lầm và có trách nhiệm với những lỗi lầm của mình. Sự trưởng thành nào cũng là một quá trình gian nan và cay đắng. “Cây rụng lá để nảy mầm, rắn thay da để lớn và con người đau khổ để trưởng thành”. Do đó, quá trình của việc trưởng thành đòi hỏi chúng ta phải kiên nhẫn, học tập và rèn luyện hằng ngày. “Thắng không kiêu, bại không nản”. Quá trình để trở nên vững vàng, sống có ý thức, có trách nhiệm là một quá trình đầy gian khổ và hạnh phúc mà chúng ta phải bền bỉ thực hiện suốt cả đời. Tục ngữ Ấn Độ có câu: “Giá trị của con người không phải là mình hơn người khác mà là mình ngày hôm nay hơn mình ngày hôm qua”. Cố gắng để mỗi ngày một vững vàng, có trách nhiệm và trưởng thành hơn là một phương châm tốt đẹp, một bài học cần thiết mà chúng ta phải thực hiện từng giờ.

Ai trong chúng ta cũng sợ già, và nhiều lúc lại muốn “xin một vé về tuổi thơ”. Nhưng ở thời bé dại đó, bạn có nhớ rằng mình đã từng muốn trở thành người lớn như thế nào? Sự trưởng thành bản thân nó là một món quà vô giá của cuộc sống, và tất cả chúng ta được sinh ra để trở thành một người trưởng thành. Trưởng thành đôi khi thật mệt mỏi, nhưng hãy tin rằng mọi thứ tốt đẹp đang chờ mình ở phía trước.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
3 lượt xem
0 đáp án
47 phút trước