Có ai có cấu trúc để làm một bài văn phân tích ko vậy cho mị xin ý kiến mn!

2 câu trả lời

1 Viết phần mở bài. Bạn hãy giới thiệu cho người đọc biết thông tin trọng tâm trong đề tài của mình. Đừng viết quá sơ sài nhưng cũng đừng nên đi quá sâu vào vấn đề. Cũng nên tránh việc gợi ý về những gì sẽ được bàn tới trong bài – chỉ nên làm vậy khi ta đưa ra lập luận mà thôi. Ngoài ra nếu bạn viết quá kịch tính thì cũng không tốt (nên hạn chế việc kết thúc mở bài bằng dấu hỏi hay chấm than). Nói chung, không nên dùng ngôi thứ nhất (tôi) hay ngôi thứ hai (bạn) trong bài viết. Nên đặt vấn đề ở câu cuối đoạn mở bài

2 Viết phần thân bài. Mỗi đoạn văn trong thân bài nên có: 1) Câu chủ đề, 2) Luận điểm và 3) Luận cứ hỗ trợ cho việc phân tích và luận điểm đưa ra. Câu chủ đề phải nêu được đoạn văn nói về cái gì. Luận cứ phải bổ trợ được cho lập luận. Nhớ là mỗi câu bạn trình bày sẽ đóng vai trò quyết định của vấn đề chung toàn bài.

3 Nên biết khi nào nên trích dẫn và khi nào nên chú thích. Trích dẫn nghĩ là bạn đưa nguyên văn các câu, các chữ trong tác phẩm vào bài văn và đặt trong dấu ngoặt kép. Trích dẫn rất hiệu quả khi bạn muốn dùng các từ ngữ chính xác hay nêu ra cái gì đó có trong tác phẩm đề hỗ trợ cho việc khẳng định vấn đề. Hãy đảm bảo rằng bạn dùng đúng kiểu cách trích dẫn, vì có nhiều kiểu trích dẫn khác nhau. Mặt khác, chú thích là khi bạn muốn tóm tắt trong bài viết. Chú thích bao quát rất nhiều thông tin trong một câu ngắn, rất hiệu quả nếu bạn cần trích dẫn một đoạn quá dài

4 Viết kết luận. Phần kết bài là nơi bạn nhắc lại cho người đọc biết rằng mình đã chứng minh lập luận như thế nào. Một vài giáo viên còn yêu cầu phần lập luận phải liên kết rộng ra bên ngoài thế giới, nghĩa là phải “tạo ra tác động với xung quanh”. Có thể hiểu điều này đơn giản là khẳng định lập luận của bạn ảnh hưởng đến suy nghĩ của người khác ra sao, hoặc làm thay đổi quan điểm của người đọc như thế nào.

1. Tầm quan trọng của việc phân tích đề

- Để làm tốt một bài văn nghị luận, học sinh cần luyện tập thường xuyên những kĩ năng cơ bản sau:

+ Kĩ năng phân tích đề. + Kĩ năng tìm ý, lập dàn ý. + Kĩ năng diễn đạt và trình bày hình thức của văn bản.

_ Trong đó kĩ năng phân tích để là thao tác đầu tiên quan trọng, nó giúp người viết định hướng đúng đắn những yêu cầu đề ra. .

2. Những yêu cầu trong việc phân tích đề .

- Nắm bắt được kiểu đề, cần đặc biệt chú ý những dạng đề mở (đề 2 và đề 3 trong SGK), học sinh cần phải tự tìm tòi và xác định hướng triển khai.

- Xác định yêu cầu về nội dung. - Xác định yêu cầu về hình thức. - Xác định phạm vi, giới hạn bài viết.

- Khi phân tích đề cần đọc kĩ đề bài, chú ý những từ ngữ then chốt để và định yêu cầu về nội dung, về hình thức, về phạm vi tư liệu cần sử dụng.

3. Những yêu cầu của lập dàn ý

-Lập dàn ý là quá trình tìm ý và lựa chọn ý cho bài viết, sắp xếp các ý theo . bố cục, trình tự nhất định tạo điều kiện thuận lợi cho việc trình bày và lĩnh hội văn bán.

- Việc lập dàn ý giúp cho người viết xác lập được những luận đề, luận điểm luận cứ cần thiết, quan trọng cho bài làm văn, tránh bỏ sót ý cũng như loại bỏ. những ý không cần thiết cho bài làm văn.

- Quá trình lập dàn ý bao gồm: xác lập các ý lớn, ý nhỏ, sắp xếp các ý theo trình tự logic, chặt chẽ..