chứng minh đặc điểm nghệ thuật trong văn chính luận của HCM

2 câu trả lời

Tuyên ngôn Độc lập” là văn kiện lịch sử tuyên bố trước quốc dân đồng bào và thế giới về việc chấm dứt chế độ thực dân, phong kiến ở nước ta, đánh dấu kỉ nguyên độc lập, tự do của nước ta. Đồng thời bản tuyên ngôn cũng thể hiện phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh trong văn chính luận.

Đây không chỉ là văn kiện chính trị có ý nghĩa lịch sử trọng đại mà còn là áng văn chính luận tiêu biểu, mẫu mực. Hồ Chí Minh đã quan niệm, văn chương phải có sức chiến đấu, phục vụ cho cách mạng. Khi cầm bút, Người bao giờ cũng xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận để từ đó quyết định nội dung và hình thức tác phẩm.

Ở bản “Tuyên ngôn độc lập”, đối tượng mà bản tuyên ngôn này hướng đến là đồng bào cả nước, nhân loại tiến bộ trên thế giới, thực dân Pháp và đế quốc Mĩ đang lăm le xâm lược nước ta lần nữa. Bằng những lí lẽ, lập luận đanh thép, Hồ Chí Minh đã nêu ra những tội ác của thực dân Pháp và khẳng định rằng: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.

Lối lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, ngôn ngữ hùng hồn, bằng chứng thuyết phục, Hồ Chí Minh đã tố cáo, vạch trần tội ác của thực dân Pháp gây ra cho nước ta. Chúng thi hành những luật pháp dã man, lập ba chế độ khác nhau ở ba miền để ngăn cản việc thống nhất đất nước và ngăn cản tình đoàn kết của nhân dân ta. Chúng thi hành chính sách ngu dân, dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược. Chúng bóc lột dân ta đến tận xương tủy, đặt ra nhiều thứ thuế vô lí, trong 5 năm chúng bán nước ta hai lần cho Nhật. Chúng lập nhà tù nhiều hơn trường học, chúng “tắm các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta trong bể máu”, chúng còn gây ra tội diệt chủng khi khiến hơn hai triệu đồng bào ta chết đói trong nạn đói 1945. Hồ Chí Minh đã sử dụng thủ pháp liệt kê để tố cáo những tội ác của thực dân Pháp. Tất cả những dẫn chứng trên đã làm cho bản tuyên ngôn trở nên đanh thép, hùng hồn hơn. Đó cũng là những bằng chứng không thể chối cãi được về những tội ác mà thực dân Pháp gây ra cho đất nước ta.

Bên cạnh đó, phong cách trong văn chính luận của Người còn được thể hiện ở lối viết ngắn gọn, hàm súc, cách dùng từ chính xác, hình ảnh xúc động như “chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong bể máu”. Từ “tắm” có giá trị biểu cảm rất cao. Biện pháp nhân hóa đã nhấn mạnh tội ác và sự đàn áp của chúng đối với nhân dân ta.

Ngoài ra, Hồ Chí Minh còn sử dụng hàng loạt các động từ mạnh: “thẳng tay chém giết”, “xóa bỏ hết”, “thoát li hẳn”… cùng với các cấu trúc trùng điệp làm câu văn trở nên uyển chuyển, mềm mại nhưng hết sức đanh thép.

Như vậy, bản “Tuyên ngôn Độc lập” đã thể hiện rõ phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh trong văn chính luận. Sức mạnh và tính thuyết phục của tác phẩm được thể hiện chủ yếu ở cách lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, bằng chứng xác thực, ngôn ngữ hùng hồn, đầy cảm xúc.

Giống như phong cách sống giản dị của Hồ Chí Minh đã học ở bài soạn văn Phong cách Hồ Chí Minh (chương trình Ngữ văn lớp 9), phong cách nghệ thuật của Người cũng mang những nét độc đáo hiếm có, đặc trưng riêng của Người.

Bài làm

"Tuyên ngôn Độc lập" đã thể hiện một cách cao đẹp và sáng tỏ phong cách chính luận của Hồ Chí Minh. Bác viết văn làm thơ là để phục vụ cách mạng. Trước lúc cầm bút, Người tự hỏi: "Viết nhằm mục đích gì? Viết cho ai? Viết về vấn đề gì? Viết thế nào?". Đối tượng của "Tuyên ngôn Độc lập" không chỉ nói với nhân dân Việt Nam mà còn để nói với thế giới, đặc biệt là để nói với bọn đế quốc, thực dân đang âm mưu tái chiến Việt Nam. Mọi lí lẽ, luận cứ đều tập trung hướng về những đối tượng ấy và khẳng định quyền độc lập, tự do của nhân dân ta.

Những luận cứ được Hồ Chủ tịch nêu lên trong bản "Tuyên ngôn Độc lập" là những bằng chứng không thể chối cãi được. Chỉ một lời vạch tội, một mũi tên mà bắn trúng hai đích: "Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học". Đó là chính sách đàn áp khủng bố và ngu dân của thực dân Pháp.

Lối viết ngắn gọn, hàm súc, đầy thuyết phục. Chỉ một câu 9 từ mà nêu bật một cục diện chính trị: "Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị". Cách dùng từ ngữ của Bác rất chính xác, gợi cảm. Văn chính luận, bản chất của nó là lí lẽ và cách lập luận. Thế nhưng, có lúc xuất hiện những hình ảnh cực kì xúc động: "Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu". Cách dùng từ ngữ, nhất là động từ, trạng ngữ vừa chính xác vừa đanh thép: "thẳng tay chém giết...", "thoát li hẳn...", "xóa bỏ hết...", "xóa bỏ tất cả...". Văn phong của Bác rất nhuần nhị, uyển chuyển trong cách sử dụng điệp từ điệp ngữ,cấu trúc cân xứng, trùng điệp, tăng cấp... tạo nên những câu văn đẹp, ý tưởng sâu sắc, đầy ấn tượng:

"Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp 80 năm nay, tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!"

Hồ Chí Minh đã viết "Tuyên ngôn Độc lập" vào hạ tuần tháng Tám năm 1945, tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang, Hà Nội, ngay sau ngày Người từ chiến khu Việt Bắc về tới thủ đô (26-8-1945). Hồ Chí Minh đã có lần nói, suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, chỉ có lúc soạn thảo "Tuyên ngôn Độc lập" là "những giờ phút sảng khoái nhất" của Người.

Bản "Tuyên ngôn Độc lập" đã kế thừa và phát triển bài thơ "Thần" của Lý Thường Kiệt, "Bình Ngô đai cáo" của Nguyễn Trãi. Đó là bản anh hùng ca của thời đại Hồ Chí Minh, nói lên khát vọng độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam anh hùng. Với giá trị lịch sử to lớn, với lập luận chạt chẽ, sắc bén đanh thép, hùng hồn, bản "Tuyên ngôn Độc lập" là một nét chói lọi góp phần làm rạng rỡ nền văn hiến Việt Nam. Trong cuốn hồi kí "Những năm tháng không thể nào quên", Đại tướng Võ Nguyên Giáp có viết:

"Bản án chế độ thực dân Pháp" đã có từ 30 năm trước đây. Nhưng hôm naymới chính là ngày chế độ thực dân Pháp bị đưa ra cho toàn dân Việt Nam công khai xét xử. Lịch sử đã sang trang. Một kỉ nguyên mới bắt đầu: Kỉ nguyên Độc tập, Tự do, Hạnh phúc... Cả dân tộc đã hồi sinh. Vô vàn khó khăn còn phía trước mắt. Nhưng đối với bọn đế quốc, muốn phục hồi lại thiên đàng đã mất, mọi việc cũng không còn dễ dàng như xưa".

"Tuyên ngôn Độc lập" là thành quả chiến đấu trong suốt 80 năm của nhân dân ta, là sự kết tinh bằng máu của hàng triệu con người Việt Nam:

"Tự do đã nở hoa hồng,

Trong dòng máu đỏ, trên đồng Việt Nam".

(Tố Hữu)

Kí tên người làm bài: vietJack

Câu hỏi trong lớp Xem thêm